Kế toán tổng hợp xuất vật liệu-công cụ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG (Trang 31 - 34)

4. Kế toán tổng hợp vật liệu-công cụ dụng cụ:

4.2Kế toán tổng hợp xuất vật liệu-công cụ:

Ở Công ty, việc quản lý vật tư không chỉ ở khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà khâu xuất dùng vật tư cần phải được quản lý chặt chẽ, bởi vì đây là khâu cuối cùng của vật liệu - công cụ dụng cụ khi chuyển dịch giá trị của nó vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.

Vật liệu xuất kho chủ yếu là sử dụng cho kho sản xuất, quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất, ngoài ra có thể xuất dùng vào việc cắt mẫu kỹ thật. Để phản ánh một cách chính xác vật liệu - công cụ dụng cụ xuất kho cho các đối tượng sử dụng thì kế toán phải căn cứ vào các chứng từ xuất kho, phân loại các đối tượng sử dụng và tính giá vốn thực tế của vật liệu - công cụ xuất kho.

Ở Công ty , giá thực tế vật liệu - công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế bình quân gia quyền của vật liệu - công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Theo phương pháp này, kế toán sẽ theo dõi tình hình xuất kho và tính giá thực tế của vật liệu- công cụ dụng cụ xuất kho trên cơ sở số liệu ở cột số lượng thực xuất của phiếu xuất kho ( vì trường hợp xuất vật liệu - công cụ dụng cụ thì trên phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng, không ghi chỉ tiêu giá trị).

Vật liệu - công cụ dụng cụ khi xuất kho được kế toán theo dõi và hạch toán như sau:

- Khi xuất kho vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất kế toán phản ánh vào bên nợ TK 621 đối ứng với bên có TK 152 như sau:

- Nợ TK 621

- Có TK 152 ( chi tiết)

- Xuất vật tư thay thế, sửa chữa, kế toán ghi: - Nợ TK 627

- Có TK 152 ( chi tiết) - Có TK 153 ( chi tiết)

- Xuất bao bì phục vụ cho việc bán hàng, kế toán ghi: - Nợ TK 641

- Có TK 153 ( chi tiết)

- Xuất vật tư dùng cho việc quản lý, kế toán ghi: - Nợ TK 642

- Có TK 152 ( chi tiết) - Có TK 153 ( chi tiết)

Việc hạch toán tổng hợp xuất vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty được thực hiện theo từng bước sau:

Ở các xí nghiệp, bộ phận thống kê của các xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ xuất kho đã tập hợp được trong tháng và phân loại vật liệu theo từng chứng từ sử dụng sau đó tiếp tục phân bổ vật liệu đó cho từng mã sản phẩm xuất ra.

Cuối tháng bộ phận kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ xuống các xí nghiệp tập hợp các bảng phân bổ của các xí nghiệp sau đó tiến hành phân bổ vật liệu cho từng mã sản phẩm chung cho toàn Công ty (biểu số 17).

Đối với công cụ dụng cụ thì được sử dụng chung cho toàn xí nghiệp, bộ phận thống kê của xí nghiệp có trách nhiệm tập hợp tất cả các chứng từ xuất công cụ - dụng cụ rồi tính ra tổng giá trị của công cụ dụng cụ.

Riêng công cụ dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng và phục vụ quản lý thì thì do chính bộ phận kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ đảm nhận công việc tập hợp và tính giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng theo phương pháp mà Công ty áp dụng.

Trên cơ sở các bảng phân bổ đã được tập hợp, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ (biểu số 18).

Bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ được mở hàng tháng và phân bổ toàn bộ số vật liệu - công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng trong tháng. Cơ sở lập bảng này là các bảng phân bổ của xí nghiệp và các bảng có liên quan. Trên cơ sở số liệu ở bảng này sẽ được sử dụng để lập nhật ký chứng từ số 7 và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, hạch toán các nghiệp vụ xuất vật liệu công cụ dụng cụ là khâu quan trọng, nếu được tổ chức tốt khâu này sẽ là cơ sở cho việc hạch toán chính xác giá thành sản phẩm.

Ngoài các sổ mà kế toán của Công ty theo dõi, các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu - công cụ dụng cụ thì cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ còn lập sổ cái các tài khoản nhằm theo dõi tổng hợp số dư đầu năm, phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối tháng của các tài khoản theo từng tháng.

Biểu số 18:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG (Trang 31 - 34)