II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam
4.3.2. Đối với doanh nghiệp.
Trong những năm vừa qua, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường đầu tư cho kinh doanh, chủ động tìm kiếm các thị trường đầu vào và thị trường đầu ra để đạt được hiệu quả cao nhất ….Để đảm bảo chi phí đầu vào, ổn định giá cả hàng hoá, tăng sức canh tranh của sản phẩm.. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công ty vẫn có một số tồn tại, yếu kém chưa khắc phục được. Nhiều yếu tố chưa ổn định, thiếu bền vững, thiếu cơ sở cho sự phát triển lâu dài và là thách thức lớn đối với công ty trong quá trình phát triển đi lên. Nhưng nhìn chung, những tồn tại đó hầu hết là do các yếu tố khách quan bên ngoài gây ra.
Qua nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua, chúng ta đã thấy được phần nào những thành tựu cũng như hạn chế của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những hiểu biết của cá nhân em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục một số tồn tại trước mắt của TCT, góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng kế hoạch SXKD của TCT để có thể đạt kết quả cao hơn nữa trong những năm tới.
- Chính sách sản phẩm
Để các sản phẩm có thể bán chạy trên thị trường, cạnh tranh tốt với những doanh nghiệp khác thì trước hết phải có sự thay đổi ngay trong
chính sách sản phẩm hàng hoá của công ty. Bên cạnh việc công ty cần giữ gìn chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đưa chất lượng sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế thì công ty cần phải xây dựng hệ thống hàng hoá phù hợp. Để làm được điều đó công ty cần:
+ Tiến hành phân tích, đánh giá sản phẩm. Phân tích, đánh giá ưu - nhược điểm của sản phẩm so với yêu cầu của thị trường và so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm… Từ đó, Công ty sẽ có những biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mẫu mã… cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh và dành được thị phần ổn định trên thị trường.
+ Nâng cấp cải tiến những thiết bị đã cũ, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ cao phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời công ty cũng nên chú trọng vào việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.