Đa dạng hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại SACOMBANK (Trang 43)

Trước xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, trong tương lai gần khi cánh cửa thị trường dịch vụ tài chính dần được mở rộng, tốc độ về tự do hóa dịch vụ tài chính ngày càng tăng thì việc tập trung vào phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là điều quan trọng. Để làm được điều đó cần tập trung vào các giải pháp sau:

+ Thứ nhất Sacombank cần đầu tư phát triển hơn phòng ngân hàng điện tử để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử trong giai đoạn sắp tới có hiệu quả. Chức năng của phòng này là nghiên cứu kĩ thuật, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phát triển dịch vụ, tổ chức hội thảo, phổ biến kiến thức, lên phương án tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng và những vấn đề khác liên quan tới ngân hàng điện tử.

+ Thứ hai từng bước nên mạng hóa hoạt động ngân hàng, tiến tới giao dịch, trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng cũng cần tiến hành qua mạng dưới hình thức email, điện tử hóa hệ thống quản lý thông tin khách hàng… Đây là chiến lược vừa tạo thói quen khách hàng làm việc qua mạng, hơn nữa với cách làm việc này sẽ mang lại hiệu quả rất cao, thông tin nhanh, chính xác, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

+ Thứ ba đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. Với chiến lược phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử, qua nghiên cứu tình hình thực tế về ngân hàng điện tử trong và ngoài nước cho thấy, ngân hàng nên đầu tư thêm đầu tư phát triển thêm dịch vụ Mobilebanking , vì ngày nay chiếc điên thoại di động đã trở nên rất phổ biến với mọi người dân, từ công chức văn phòng đến người dân lao động phổ thông hay các ngành nghề khác. Hơn nữa lượng khách hàng mở tài khoản tại Sacombak rât lớn và tăng qua các năm, do đó cần sớm triển khai phát triển thêm dịch vụ này để tăng tính cạnh tranh.

+ Thứ tư, phát triển ngân hàng tự phục vụ, hiện nay hệ thống máy ATM của Sacombank đã phát triển rộng khắp và đang đầu tư phát triển thêm trong thời gian tới. Do

đó nên tận dụng tối đa lợi thế mạng ATM bằng việc cấp thêm nhiều dịch vụ khách để khách hàng tự giao dịch qua máy như: mở tài khoản có kỳ hạn thông qua việc trích nợ từ tài khoản thanh toán trên ATM, chuyển tiền từ tài khoản thanh toán đến người nhận tiền bằng chứng minh, passport…

+ Thứ năm, phát triển thêm dịch vụ Internetbanking vì hiện nay Internet cũng đã rất phổ biến theo chiều hướng phát triển của thời đại, vì vây việc cung cấp giao dịch thanh toán qua mạng Internet là điều tất yếu xảy ra trong thời gian tới. Hơn nữa, với dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internetbanking, ngân hàng có thể vươn tới mọi nơi mà không cần mở thêm chi nhánh nào, khách hàng có thể xem thông tin về tài khoản và thực hiện các giao dịch ở bât kỳ nơi đâu có Internet, không hạn chế thời gian và thủ tục giao dịch, không chỉ là truy vấn thông tin và chuyển khoản như hiện nay mà có thể thay thế các giao dịch truyền thống như khách hàng cập nhật lãi suất và tự gửi tiêt kiệm, mở rộng hạn mức giao dịch, điện tử hóa các thủ tục, chứng từ đăng kí, tiến tới xây dựng những chi nhánh hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng Internet (E-branch).

KẾT LUẬN

Đi từ mục tiêu lý thuyết đến nghiên cứu thực tiễn, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín” đã làm rõ được các nội dung:

+ Làm rõ khái niệm ngân hàng điện tử, nhận thấy những ưu thế của dịch vụ này và tính tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập hiện nay.

+ Dựa trên thực tế phát triển thương mai điện tử và ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng như Sacombank, bài báo cáo đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank. Để thực hiện thành công cần có sự nỗ lực của Sacombank cũng như hỗ trợ từ Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cùng các cấp liên quan.

Như vậy có thể thấy ngân hàng điện tử là một phương thức thanh toán hiện đại với nhiều tính năng ưu việt. Đây là cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nó không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho ngành tài chính ngân hàng mà còn cho các ngành khác như công nghệ thông tin, du lịch, và dịch vụ …

Ngân hàng điện tử chính là một phần tử của thương mại điện tử và tiến trình “toàn cầu hóa”.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại SACOMBANK (Trang 43)