CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT
3.2.7 Giải pháp về nhân tố con ngườ
Thực tế cho thấy rằng: Nếu một Ngân hàng nào đó có đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, vững về chuyên môn, nhanh nhạy tạo trong công việc có tinh thần tập thể vì lợi ích Ngân hàng thì Ngân hàng đó chắc chắn đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
- Vấn đề tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ tín dụng
+ Lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần đạo đức, có ý thức kỷ luật cao. + Phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy, đầy đủ các chính sách chủ trương cảu Đảng, Pháp luật Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo trong từng công tác được giao.
+ Đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định dự án, đề xuất với lãnh đạo ra các quyết định xử lý thì ngoài yêu cầu chung còn đòi hỏi họ là những người thực sự khách quan, có hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường,
có thể đi sâu đi sát thực tế.
- Vấn đề sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng thương mại ở nước ta đều gặp phải vướng mắc về vấn đề cơ cấu tổ chức. Bộ máy tổ chức quá cồng kềnh lại chậm cải tổ, đổi mới hoạt động chưa hiệu quả.
Cán bộ tín dụng hiện nay vừa làm công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ. Do vậy, nảy sinh nhiều tiêu cực gây rủi ro cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Do đó cần phải phân tích, chuyên môn hoá quyền hạn của cán bộ tín dụng theo một số hướng công việc chuyên môn sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Người cán bộ này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thường xuyên liên lạc với khách hàng để tiếp nhận các báo cáo tài chính, lập hồ sơ về khách hàng một cách đầy đủ đi sâu vào các khía cạnh như các nét chính về tổ chức hoạt động của khách hàng, lĩnh vực kinh doanh thị trường,
+ Cán bộ thẩm định: Có nhiệm vụ xem xét lại hồ sơ khách hàng, khai thác các thông tin liên quan trong việc thẩm định tính khả thi của dự án. Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm với lãnh đạo về tính chính xác của thông tin thẩm định, quyết định thẩm định, trình lên lãnh đạo để xem xét sửa đổi từ đó có quyết định cho vay hay không..
+ Cán bộ quản lý giải ngân: thực hiện nhiệm vụ quản lý dư nợ cho vay khách hàng, thực hiện tính lãi định kỳ, quản lý hợp đồng bảo lãnh. Thu nhập thông tin về tình hình kinh doanh, sử dụng vốn vay, bảo quản tài sản thế chấp, việc thực hiện kế hoạch trả nợ, lưu hồ sơ về khách hàng, thu nhập thông tin thực tế về giao dịch tín dụng, tình tuân thủ và thu hồi nợ, tình hình tài sản đảm bảo.
- Vấn đề đãi ngộ
Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ tín dụng để khuyến khích trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên hoàn thiện của mỗi cán bộ, ngoài chế độ hàng năm cho đi nghỉ mát, điều dưỡng Ngân hàng cũng cần có chính sách khuyến khích cán bộ tự đào tạo như hỗ trợ tiền mua các tài liệu sách, sách tham khảo, áp dụng khung lương,
thưởng hợp lý với các cán bộ có học vị và đóng góp với Ngân hàng.