Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong một nền kinh tế quốc gia phát triển đồng bộ, ổn định, các ngân hàng có thể nắm bắt và đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời. Hơn nữa, với các thông tin được tiếp cận một cách đầy đủ, nhanh chóng giúp thời gian thẩm định rút ngắn, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn khi cho vay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt.

Môi trường pháp lý

Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Trong một môi trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho nhân viên của mình.

Môi trường tự nhiên

Một dự án được dự báo là có tính khả thi, đem lại lợi nhuận cao, nhưng khi triển khai lại gặp phải các vấn đề về điều kiện tự nhiên, những yếu tố bên ngoài mà không thể kiểm soát được, khi đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định ban đầu.

Bản thân chủ đầu tư

Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá, thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Hoặc cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI

NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.

Năm 2006, VPBank chuyển trụ sở chính về Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà nội. Nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô, trụ sở mới là gương mặt hiện đại cũng như nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của VPBank. VPBank và Ngân hàng OCBC (Singapore) kí thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận này, ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của VPBank. VPBank kí hợp đồng mua phần mềm hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ). Đây là nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất, giúp VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao phục vụ khách hàng. VPBank thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VPBank AMC và công ty Chứng khoán VPBank.

Năm 2007, VPBank giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard, thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Năm 2008, VPBank được Ngân hàng Nhà nước Việt nam chấp thuận cho nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng, đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC lên 15%.

Năm 2009, VPBank ký thỏa thuận hợp tác với Prudential Việt Nam. Theo thỏa thuận này, VPBank sẽ trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance tới người tiêu dùng. VPBank cho ra mắt chương trình ưu đãi Golf dành cho chủ thẻ VPBank MasterCard Platinum trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với tập đoàn OAAG (Singapore).

Năm 2010, VPBank nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

Ngày 30/12/2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.456 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng.

Số vốn 1.544 tỷ đồng tăng thêm do VPBank phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Việc tăng vốn điều lệ này nằm trong kế hoạch phát triển của VPBank đã được Đại hội đồng cổ đông ngân hàng thông qua và Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận (công văn số 5762/NHNN-TTGSNH ngày 3/8/2010), nhằm hướng tới mục tiêu đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Đồng thời, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp VPBank tiếp tục nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ do VPBank cung cấp của khách hàng trên toàn quốc.

VP bank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuân số

1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chi nhánh cấp 1 Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội). Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81- 2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005.

Từ chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh của VP bank, trong năm 2005 Chi nhánh Hà nội( chi nhánh cấp 1) được thành lập( trên danh nghĩa là tách bộ phần trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà nội ra khỏi Hội sở chính nhưng thực ra là xây dựng hoàn toàn Hội sở chính). Như vậy, trên danh nghĩa Chi nhánh Hà Nội chính thức hoạt động từ 4/1/2005 nhưng thực chất đơn vị này đã hoạt động từ khi VP bank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng 160 người, mạng lưới chi nhánh gồm 10 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụa. Chức năng a. Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

b. Nhiệm vụ

- Huy động vốn:

+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng;

+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

+ Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Kinh doanh ngoại hối:

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: + Cung ứng các phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cho phép.

- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. - Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.

- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc (nếu có).

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng giao.

- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh HàNội Nội

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh thành viên lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, xây dựng. công nông nghiệp, giao thông vận tải thương mại dịch vụ... với đội ngũ nhân viên được đào tạo ở trình độ cao, với hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại được quản lý theo tiêu chuẩn ISS-9001.

Căn cứ theo quyết định 87/QĐ-HĐQT ngày 04/01/2005 của hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng về việc phê duyệt mô hình tổ

chức của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội theo dự án hiện đại hóa ngân hàng. Căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội xây dựng chức năng nhiệm vụ của 11 phòng ban theo quy mô hiện đại như sau:

2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hànga. Công tác huy động vốn a. Công tác huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

Bảng 1. Tình hình huy động vốn (Đơn vị: Tỷ đồng)

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

P Phòng khách hàng 1 P Phòng khách hàng 2 P Phòng khách hàng cá nhân P Phòng kế toán giao dịch P Phòng kế toán tài chính P Phòng thông tin điện toán P Phòng tài trợ thương mại P Phòng tổng hợp thiết bị P Phòng thẩm định dự án P Phòng tổ chức hành chính P Phòng tiền tệ kho quỹ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng Tổng nguồn vốn huy động 2320 100 2600 100 12.07 3143 100 20.88 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Đánh giá về sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng:

Nhìn vào Bảng 1 có thể thây tình hình hoạt động về huy động vốn của Ngân hàng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Trong 3 năm liên tiếp 2010, 2011, 2012 tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động tăng 12.07% so với năm 2010, năm 2012 lại tăng so với năm 2011 là 20.88%

b. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội bước vào hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên do phát huy được sức mạnh nội lực cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, những điều kiện thuận lợi mà Đảng và Chính phủ, các cấp chính quyền dành cho và sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn, cán bộ công nhân viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội đã từng bước đẩy lùi khó khăn để vươn ra hội nhập với nền kinh tế và trở thành một chi nhánh hoạt động năng suất, hiệu quả nhất. Hàng năm, chi nhánh đóng góp một tỷ trọng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w