Thẩm định doanh thu
Doanh thu của dự án = Thu từ sản phẩm chính + Thu từ sản phẩm phụ
+ Thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Xác định doanh thu từ tất cả các nguồn:
- Doanh thu từ sản phẩm chính = Sản lượng x Đơn giá - Doanh thu từ sản phẩm phụ.
- Doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài (nếu có)
Thẩm định lợi nhuận
Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm, lợi nhuận hàng năm của dự án được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ =
Doanh thu trong kỳ -
Chi phí trong kỳ +
Lợi nhuận trước thuế khác trong kỳ Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
e. Xác định dòng tiền dự kiến
Do tiền có giá trị về thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh. Việc xác định thời điểm dòng tiền xuất hiện là rất quan trọng. Theo lý thuyết thì dòng tiền hàng ngày là chính xác nhất. Tuy nhiên, ước tính như vậy tốn kém chi phí mà kết quả cũng không chính xác hơn dòng tiền hàng năm. Do vậy, dòng tiền thường được giả định là xuất hiện vào cuối mỗi năm.
♦Khái niệm dòng tiền của dự án
Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án.
Dòng tiền ròng (Net cash flow – NCF) hàng năm của dự án được xác định là chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi hàng năm của dự án.
♦Nguyên tắc xác định dòng tiền - Dòng tiền phù hợp
Dòng tiền phù hợp (hay dòng tiền chênh lệch) là một sự thay đổi trong tổng dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp mà được coi là hệ quả trực tiếp của việc thực hiện dự án. Các dòng tiền mà sự tồn tại của nó không liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện dự án thì không thể coi là dòng tiền chênh lệch.
- Loại bỏ chi phí chìm (sunk cost) ra khỏi phân tích
Chi phí chìm là chi phí đã xuất hiện từ trước mà không thể bù đắp dù dự án có được chấp thuận hay không. Chi phí chìm như thế không phải là chi phí tăng lên nên không được bao hàm trong sự phân tích.
- Chi phí cơ hội được đưa vào phân tích
Trong rất nhiều trường hợp DN đã sở hữu sẵn một số tài sản hữu dụng cho việc thực hiện dự án. Điều đó có nghĩa rằng DN không phải bỏ tiền ra mua những tài sản này nữa. Chẳng hạn một doanh nghiệp sở hữu một lô đất thích hợp cho việc xây dựng một tòa cao ốc làm văn phòng cho thuê. Chúng ta cần phải hiểu rằng việc sử dụng khu đất như là một phần của chi phí tăng lên. Bởi vì, bằng việc sử dụng khu đất cho việc xây dựng tòa cao ốc, DN đã phải từ bỏ một dòng tiền mà lẽ ra nó đã có thể có bằng việc bán khu đất đó hoặc cho thuê. Nói chung, giá trị thị trường của khu đất phải được đưa vào trong chi phí đầu tư. Đó là số tiền mà bạn phải từ bỏ do việc sử dụng mảnh đất vào mục đích xây dựng, nó phản ánh chi phí cơ hội chứ không phải chi phí xuất quỹ như trường hợp mua tài sản cố định.
- Xem xét tác động phụ
Dòng tiền chênh lệch của một dự án bao gồm tất cả các thay đổi dòng tiền của DN được gây ra bởi việc thực hiện dự án. Trong nhiều trường hợp, việc chấp nhận dự án có thể gây ra những tác động phụ, kể cả tốt và xấu đối với dòng tiền của DN. Tác động phụ nổi bật nhất đó là sự xói mòn. Xói mòn
là hiện tượng dòng tiền được tạo ra bởi dự án mới bắt nguồn từ những dự án hiện tại của DN.
- Phân bổ chi phí quản trị chung
Chi phí quản trị chung là những chi phí hoạt động không liên quan trực tiếp tới bất cứ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào của DN. Những chi phí này bao gồm chi phí quản lý, các chi phí hành chính, tiền thuê văn phòng, tiền điện, nước…Chúng được phân bổ cho các bộ phận hay sản phẩm theo một tiêu thức nào đó như doanh thu, hay giờ máy chạy chẳng hạn. Trên phương diện quản trị tài chính, những chi phí này chỉ phân bổ và hạch toán vào một dự án nếu chúng phát sinh là do hệ quả trực tiếp của dự án đó. Cách tốt nhất để xác định có nên tính một khoản chi phí quản trị chung cho một dự án hay không là hãy đánh giá những chi phí quản trị tăng thêm, hay sự chênh lệch của những chi phí này trước và sau thời điểm có dự án mới.
Một dự án có thể được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, nợ hoặc thông qua thuê tài sản, hay bất kỳ cách kết hợp nào giữa các hình thức trên. Đối với mỗi hình thức tài trợ, việc xác định dòng tiền cần có những điều chỉnh nhất định.
+ Đối với dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì dòng tiền ròng hàng năm được xác định như sau:
NCF = LNST + Khấu hao
+ Đối với dự án được tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu thì dòng tiền ròng được xác định:
Trường hợp thanh toán theo dòng tiền hằng năm
NCF = LNST + Khấu hao - Trả vốn vay
Trường hợp thanh toán dưới hình thức trả lãi hàng năm và gốc trả vào năm cuối dự án
NCF = LNST + Khấu hao
+ Nếu dự án được tài trợ toàn bộ bằng vốn vay thì dòng tiền ròng được xác định như sau:
+ Nếu tài sản cố định của dự án được hình thành thông qua thuê thì dòng tiền ròng của dự án được xác định như sau:
NCF = LNST
Lưu ý: Vốn lưu động ban đầu sẽ được thu hồi khi dự án kết thúc. Vì
vậy, dòng tiền ròng năm cuối cùng sẽ được cộng thêm vốn lưu động ban đầu. Tài sản cố định khi thanh lý sẽ được tính là thu nhập từ hoạt động bất thường và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên được tính trong LNST của năm tiến hành thanh lý.
Do đó, dòng tiền ròng hoạt động năm cuối của dự án phải được bổ sung hai bộ phận nếu có là tiền ròng thu được từ thanh lý tài sản cố định và giá trị tài sản lưu động ròng thu hồi được.