- Khó khăn: Bên cạnh đó, xã hội phát triển nên cũng có nhiều công ty mở ra các mặt hàng đa dạng hơn và cũng không ít công ty buôn bán về những mặt hàng này
2.1.7. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty, là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phù hợp với các đặc điểm kinh doanh, đáp ứng đầy dduur yêu cầu, nhu cầu quản lý, đơn vị áp dụng mô hình kế toán tập chung tất cả phần hạch toán kế toán đều dưới sự lảnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Khâu kế toán đòi hỏi phù hợp với yêu cầu của hạch toán kế toán là đầy đủ trung thực đáp ứng yêu cầu kiểm soát dễ dàng, thuận tiện .
Trong những năm qua bộ phận này đã có những đóng góp đáng kể đối với những thành quả mà doanh nghiệp đạt được. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán, ở các tổ sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng biệt.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp thanh toánKế toán tiền lương và TSCĐKế toán NVL và CCDC Thủ quỹ
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty TNHH TMDV và xây dựng Đức Hà
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
Công việc hạch toán của doanh nghiệp được phân chi rõ ràng cụ thể với từng thành viên trong bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng: Tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính. Kiểm tra, giám sát kế toán viên, phân công công việc, sổ sách kế toán cho từng bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, giúp giám đốc có số liệu cần thiết khi ra quyết định.
Kế toán tổng hợp thanh toán: Có nhiệm vụ quản lý sổ sách, thu chi của doanh nghiệp và theo dõi công nợ với khách hàng.
Kế toán tiền lương và TSCĐ: Phụ trách mảng tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương, đảm bảo quyền lợi của công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, đề xuất các phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp.
Kế toán NVL,CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của NVL,CCDC cả về chỉ tiêu giá trị và hiện vật, theo dõi tình hình định mức vật tư để từ đó sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt, thực hiện thu chi, hàng ngày phải kiểm tra quỹ , đối chiếu số liệu tại quỹ với số liệu trên sổ quỹ.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
2.1.8.Trình tự ghi sổ kê toán của công ty
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung
Sơ đồ 2.3: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Kiểm tra đối chiếu:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời
vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
+ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Việc sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung tạo điều kiện thuận lợi cho phòng kế toán chỉ đạo nghiệp vụ, phát huy đầy đủ vai trò chức năng của kế toán.Tạo điều kiện chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, đảm và việc phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban..