Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK (Trang 40 - 44)

Trong những hạn chế mà ngân hàng Techcombank hay bất kỳ một ngân hàng nào mắc phải đều một phần xuất phát từ hai phía: nguyên nhân chủ quan trong bản thân chính nội bộ ngân hàng và nguyên nhân khách quan do các yêu tố bên ngoài đem lại. Các nguyên nhân này có tác động trực tiếp đến tính hiệu quả và sự phát triển của các hoạt động TTQT trong ngân hàng Techcombank nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

* Các nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng hiện còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ chưa thật sự quan tâm đến quy luật của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Nhiều rào cản pháp lý vẫn còn, mà bản thân các NHTM không thể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cho phù hợp với môi trường pháp lý WTO không phải chỉ đơn thuần vì Viêt nam gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế VN nói chung và của các NHTM cũng như Techcombank nói riêng. Đối với NHNN - cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống NH thì việc xây dựng hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu, chưa đồng bộ và khá nhiều vấn đề chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó tạo ra thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Cùng với việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới, trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động NH của NHNN còn hạn chế, bên cạnh đó là cơ chế quản lý vĩ mô còn chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện gây khó khăn cho NH khi tiến hành hoạt động TTQT như cơ chế lãi suất, tỷ giá. Các công cụ của chính sách tiền tệ chưa được đổi mới theo hướng linh hoạt, phù hợp với thị trường, các công cụ trực tiếp chưa hoàn toàn được thay thế bằng các công cụ gián tiếp. Tình trạng đôla hoá vẫn ở mức cao. Những yếu tố đó đã hạn chế hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước. Bên cạnh đó, các khuôn khổ pháp lý đối với việc quản lý NN về hoạt động NH còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, minh bạch, tính thống nhất, thực thi không cao, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống thanh tra theo chuẩn mực quốc tế chưa được áp dụng. Các chính sách liên quan đến hoạt động TTQT chưa đồng bộ. Chưa có văn bản nào của NN điều chỉnh quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán XNK.

- Kiến thức về nghiệp vụ thanh toán XNK chưa được phổ cập rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam. Trình độ của cán bộ làm công tác XNK ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK chưa cao, thiếu thông tin về khách hàng; chưa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương, không nắm vững được các thông lệ quốc tế trong buôn bán quốc tế như và điều đó đã gây ra những rủi ro đáng tiếc như: chọn nhầm đối tác; còn nhiều sơ hở khi ký kết hợp đồng; khi thương lượng ký kết hợp đồng thương mại thường dễ dàng chấp nhận các phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán bất lợi cho mình; chấp nhận các bất lợi trong nội dung L/C nên đã dẫn đến rủi ro trong thanh toán; dễ dãi cả tin và chạy theo lợi nhuận; Việc lập chứng từ hàng xuất còn nhiều sai sót dẫn đến việc NH nước ngoài từ chối thanh toán. Nhận thức của

các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động TTQT còn nhiều hạn chế do việc có quá ít kinh nghiệm trong đàm phán giao dịch quốc tế, nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động này, vì thế cũng làm cho rủi ro của hoạt động này tăng lên. Nhiều thương vụ làm ăn với các đối tác nước ngoài không có sự phân tích thẩm định kỹ cho nên không mang lại hiệu quả KT và doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, một số doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.

- Sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như: Trong năm 2008, trên thế giới đồng USD giảm giá đầu năm rồi lại tăng giá cuối năm, giá vàng tăng đầu năm rồi lại giảm vào cuối năm, giá dầu thô tăng rồi lại rớt giá nghiêm trọng vào cuối năm…ảnh hưởng đến các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Techcombank. Đầu năm lạm phát tăng cao đến cuối năm thì lại giảm phát. Tình hình kinh tế bất ổn khiến cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp lao đao. Các ngân hàng cũng hứng chịu những chính sách thay đổi liên tục như thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, tăng lượng dự trữ bắt buộc trong các NHTM, đặc biệt là sự khan hiếm ngoại tệ vào cuối năm 2008 làm ảnh hưởng đến lượng tiền mặt và ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các ngân hàng, trong đó có ngân hàng Techcombank, cụ thể là ảnh hưởng đến các nghiệp vụ thanh toán XNK của Techcombank.Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đã được cải thiện và thoát dần khỏi khủng hoảng, tuy nhiên để đạt trở lại tốc độ tăng trưởng vào thời kỳ cao nhất trước khủng hoảng vẫn cần một thời gian hồi phục. Sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ ngân hàng công bố và thị trường chợ đen đã được giảm xuống và tiến tới sự chênh lệch này sẽ được xóa bỏ nhưng sự khan hiếm ngoại tệ trên thì trường vẫn là điều luôn có khả năng xảy ra. Dư âm của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008 đã để lại những vết thương và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình XNK của các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khách quan khác tác động tiêu cực đến hoạt động TTQT của ngân hàng Techcombank như các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội, mà ngân hàng phải xem xét và tính đến.

* Các nguyên nhân chủ quan từ phía Techcombank

- Tiềm lực vốn nhỏ bé : Techcombank có nguồn vốn tự có thấp hơn các tứ đại ngân hàng và thấp hơn vốn tự có của các ngân hàng quốc tế mà Techcombank đã, đang và sẽ phải cạnh tranh. Vốn tự có thấp chính là nguyên nhân làm cho sức mạnh tài chính của Techcombank suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro yếu. Hiện nay tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn của Techcombank chỉ dao động từ 4% - 6% qua các năm 2005 đến 2009 trong khi quy định của ngân hàng thanh toán quốc tế là 8%. Đây là một khó khăn cho Techcombank trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi nhà nước mở rộng của để họ mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

- Trình độ cán bộ làm công tác TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank còn hạn chế và nghiệp vụ yếu ở một số bộ phận nhất định, chưa nắm bắt được những thay đổi kịp thời. Chưa có nhiều cán bộ giỏi làm công tác tham mưu cho lãnh đạo về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Cán bộ làm công tác TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombankchưa có chuyên gia thực thụ về TTQT và chuyên sâu về phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại. Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện giao dịch và đo lường rủi ro còn yếu kém, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường. Tổ chức hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn phân tán. Trình độ giữa các chi nhánh và hội sở chính cách biệt, hệ thống xử lý thông tin nghèo nàn dẫn đến rủi ro cao, chưa có bộ phận quản lý hạn mức mở L/C

- Sản phẩm dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ chưa đa dạng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và của thị trường. Các sản phẩm thanh toán mới dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như thanh toán xuất, nhập, chuyển tiền. Chưa có sự bứt phá, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại mới. Hoạt động NH đại lý chưa đáp ứng được yêu cầu giao dịch; Chính sách khách hàng không đồng bộ trong toàn hệ thống. Công tác khách hàng, quảng bá hình ảnh và hoạt động TTQT của Techcombank chưa được triển khai mạnh. Dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Techcombank chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao. Sự kết hợp và tương trợ lẫn nhau giữa các bộ phận có liên quan để tạo nên một dịch vụ khép kín trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ chưa tốt nên đã làm giảm bớt hiệu quả của hoạt động TTQT. Công tác áp dụng các chính sách Marketing vào việc thu hút khách hàng vẫn còn hạn chế chưa phát huy hiệu quả. Một thực tế hiện nay là việc nghiên cứu ứng dụng các chính sách Marketing vào để phát triển các hoạt động trong Ngân hàng là một quá trình khó khăn mà không phải ngân hàng nào cũng có khả năng thực hiện. Mặc dù hoạt động marketing đã được các chi nhánh chú trọng nhiều hơn nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngân hàng chỉ tìm biện pháp để gĩư chân khách hàng mà không chú trọng tìm biện pháp để khai thác những khách hàng tiềm năng khác. Những chiến lượng Marketing như phân tích khách hàng , phân tích đối thủ cạnh tranh, thực hiện xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa được chú trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng. Chính vì vậy lượng khách đến ngân hàng thực hiện giao dịch dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn là không đáng kể so với một số ngân hàng khác. Các chi nhánh đã có nỗ lực trong việc thu hút khách hàng thực hiện TTQT qua Techcombank nhưng các

chính sách thu hút còn chưa mang tầm chiến lược lớn, chưa mang tính sâu rộng, chưa chú trọng nâng cao thái độ phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK (Trang 40 - 44)