Những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK (Trang 36 - 40)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Techcombank vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục

Thứ nhất, Sự vận dụng luật pháp quốc tế và luật phát quốc gia trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ chưa đồng bộ và còn tồn tại nhiều bất cập. Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cùng với sự sửa đổi hình thành, hoàn thiện luật pháp nói chung và luật cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói riêng. Môi trường pháp lý chưa đồng bộ chưa thích hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các quy định của luật các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với sự phát triển. Hơn nữa, kinh nghiệm về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ gắn với thông lệ quốc tế đối với nước ta còn mới mẻ và khá phức tạp, cần có thời gian để thực hiện kiểm nghiệm và phát triển hoàn thiện theo từng bước. Cho đến nay, Việt nam chưa có Luật hay quy định dưới luật dành riêng cho hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Hiện nay. Các bên tham gia TTQT đều sử dụng UCP 500 hoặc UCP 600 làm cơ sở quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia. Các quy định cho hoạt động TTQT và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ hiện nằm rải rác ở các văn bản như : Bộ luật dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 1997, Luật các TCTD năm 1997….

Các nước thường dựa trên điều khoản của UCP 500 và UCP 600 khi thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia lại có một hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục và tập quán của nước mình. Điều đó đã dẫn tới sự không thống nhất trong việc áp dung

phương thức tín dụng chứng từ tại mỗi quốc gia. Trong mọi hoạt động thì hiệu lực của luật được sắp xếp theo trình tự từ cao đến thấp : Luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế. UCP 500 và UCP 600 là những thông lệ và tập quán quốc tế trong TTQT nên trong những trường hợp có sự đối nghịch giữa UCP và luật pháp quốc gia thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên và quyết định cuối cùng của tòa án địa phương là quyết định cuối cùng.

Thứ hai, Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức L/C của Techcombank có trình độ không đồng đều, Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, song vẫn dễ nhận thấy rằng tư duy kinh doanh, nghiệp vụ của Techcombank đang còn có một khoảng cách xa so với trình độ thế giới và các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Techcombank chủ yếu bắt nguồn từ những nghiệp vụ cụ thể với những con người cụ thể. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự hiểu biết pháp luật hoặc do ý thức trách nhiệm không cao hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên đã dẫn đến việc vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, pháp luật dẫn đến những thất thoát trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank.

Thứ ba, Năng lực cạnh tranh của Techcombanh, thời gian qua, Techcombank đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đầu tư cho các hoạt động phát triển mạng lưới, thành lập mới các chi nhánh, phát triển hê thống phòng giao dịch, tuy nhiên thị phần của Techcombank vẫn còn một khoảng cách khá xa với 4 ngân hàng hàng đầu của Việt nam đặc biệt là thị phần TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chưa thể so sánh được với thị phần áp đảo của ngân hàng Vietcombank.

- Về sản phẩm dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ : vẫn chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm truyền thống, áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng. Các loại sản phẩm thiết kế riêng theo nhu cầu của khách hàng hầu như không có. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ còn lỏng lẻo và chưa có hiệu quả cao. Việc xây dụng đưa các sản phẩm mới vào kinh doanh còn chậm đặc biệt là các sản phẩm mang tính đặc thù cho từng loại nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chính của việc này đó chính là tâm lý ngần ngại trong việc tiếp cận sản phẩm mới của Techcombank.

- Về mức phí dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của khách hàng, tuy nhiên Techcombank chưa có hệ thống

thông tin về giá cả dịch vụ cụ thể của các ngân hàng đại lý để tư vấn hỗ trợ cho khách hàng ngay khi lựa chọn hình thức giao dịch. Techcombank chưa thực sự quan tâm đến các chi phí của khách hàng đối với một giao dịch và chưa cho rằng phí giao dịch là một yếu tố để cạnh tranh. Khi khách hàng có khiếu nại về các khoản phí thanh toán bị trừ vào tiền hàng thì cán bộ Techcombank chỉ biết xuất trình điện thông báo của ngân hàng nước ngoài liên quan đến các khoản phí phải thu, điều này làm khách hàng chưa hài lòng.

- Về uy tín của Techcombank đối với khách hàng trong và ngoài nước còn chưa cao do thời gian thâm nhập vào hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn ngắn. Trình độ cũng như kinh nghiệm hoạt động về lĩnh vực này còn hạn chế. Đặc biệt, Techcombank chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp thị, quảng cáo về chức năng, khả năng hoạt động của mình, chưa tạo ra được hình ảnh sâu rộng trong và ngoài nước. Điều đó dẫn đến tâm lý rụt rè e ngại của một số khách hàng khi tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng Techcombank. Techcombank chưa có định hướng tổng thể về hoạt động kinh doanh đối ngoại, chưa xác định rõ mục tiêu , chưa xác lập được chiến lược kinh doanh dài hạn với các kế hoạch cụ thể trong chiến lược chung của mình.

- Theo cam kết hội ngập từ ngày 1/4/2007 Việt nam sẽ cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa. Hơn nữa, việc các ngân hàng TMCP pháp triển nhanh vê số lượng cũng như quy mô taọ ra áp lực cạnh tranh lớn cho Techcombank. Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một trong những thế mạnh của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài do họ có những ưu thế nổi trội trong kinh nghiệm, mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, uy tín và sự tương quan về vốn. Tuy chỉ chiến 10% tín dụng tại thị trường Việt nam nhưng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực rất mạnh với 30% vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM đang hoạt động tại Việt nam.

Thứ tư, các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan chưa đa dạng. Thị trường tài chính của Việt nam chưa hoàn thiện và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Hoạt động khác trên thị trường vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán còn sơ khai. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn chưa cao nguyên nhân là do lòng tin, lạm phát , lãi suất, mức độ cạnh tranh…. đã hạn chế sự phát triển của dịch vụ này. Bên cạnh đó cán cân TTQT của Việt Nam luôn bị thâm hụt dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng chi trả ngoại tệ của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng và nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK. Hiện nay nước ta

chưa có một thị trường ngoại hối phát triển hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, nó mới ở dạng sơ khai kà thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ song thị trường liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cũng cấp cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra theo một chiều khi nào ngoại tệ dư thừa thì ngân hàng nào cũng bán và khi nào khan hiếm thì ngân hàng nào cũng chào mua thậm chí có ngân hàng dư ngoại tệ cũng không bán. Điều này dẫn đến nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cung cấp cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong những thời điểm có biến động tỷ giác hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài bị hạn chế.

Thứ năm là sự xuất hiện lợi dụng và lừa đảo trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank. Khi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động XNK và của cán bộ thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank còn hạn chế dẫ đến những khe hở cho các tổ chức và cá nhân lợi dụng để lừa đảo. Nhiều sai sót kỹ thuật đã xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng mở thư tín dụng như việc thiếu kiểm tra mẫu giao dịch, kiểm tra không cẩn thận và không đầy đủ nên không phát hiện được những yếu tố còn thiếu trong bộ chứng từ và Techcombank vẫn căn cứ thanh toán bình thường cho bên thụ hưởng. Trong các vụ chanh trấp TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, Techcombank thường phải gánh chịu thiệt hại về cả vật chất, uy tín và thậm chí cả cán bộ. Khi là ngân hàng phát hành đến hạn phải trả hoặc bị ngân hàng nước ngoài trích tài khoản thu nợ trong khi lại rất khó đòi người mở L/C. Trong một số trường hợp, cán bộ ngân hàng bị coi là người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc mất tiền hoặc mất hàng và bị xử lý hình sự.

- Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: việc xác định mức kỹ quỹ cho từng đối tượng khách hàng mở L/Ccủa Techcombank còn chưa đồng nhất về mặt tiêu chí. Các thông tin để quyết định hạn mức miễn giảm ký quỹ cho khách hàng còn hạn chế và hiệu quả còn rất thấp. Việc ký quỹ chỉ là một trong những điều kiện đảm bảo thanh toán nhưng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro. Tỷ lệ ký quỹ cao không thể thay thế kỹ thuật xử lý nghiệp vụ của cán bộ thanh toán. Techcombank đã cấp hạn mức mở L/c cho từng chi nhanh của mình. Tuy nhiên viêc thực hiện cấp hạn mức mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi số dư thanh toán L/C của từng chi nhánh chứ chưa đáp ứng được việc cân đối ngoại tệ chung trong toàn hệ thống và chưa đạt được mục đích quản lý rủi ro trong thanh toán hàng XNK của Techcombank. L/C được mở bằng thư phần lớn là sai chữ ký

mẫu hoặc không có chữ ký đăng ký nên ngân hàng phải hỏi lại ngân hàng phát hàng và gây chậm trễ trong việc thông báo cho khách hàng. Việc kiểm tra chứng từ mà không có chuẩn mực chung giữa các ngân hàng nên thường có quan điểm trái ngược gây tranh cãi giữa ngân hàng và khách hàng, nhiều trường hợp không giải quyết được đã dẫn đến tranh chấp làm mất uy tín của Techcombank.

• Trong thanh toán L/C hàng xuất: có nhiều trường hợp do lỗi của ngân hàng không kiểm ttra chứng từ hàng xuất cẩn thận để xảy ra sai sót chứng từ, còn nhà XK thì lại quá dễ dãi chấp nhận những nội dung của L/C không chú ý đén các yếu tố gây bất lợi như ngày và nơi hết hiệu lực L/C tại nơi ngân hàng phát hành, ngân hàng trong nước chỉ là nơi xuất trình. Cán bộ làm công tác TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank chưa quan tâm đến giá cả cũng như tình hình thị trường để có thể thận trọng hơn ngay từ khi mở L/C để khuyến cáo khách hàng trong việc kiểm tra chứng từ trước khi thông báo cho nước ngoài cũng như thông báo cho khách hàng nhập khẩu.

• Trong thanh toán L/C hàng nhập : Trong quan hệ thanh toán hàng nhập khẩu qua ngân hàng hiện nay, bên cạnh những khách hàng có kiến thức và biết giữ chữ tín với bạn hàng của họ, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình vẫn còn không ít những nhà nhập khẩu do không am hiểu về buôn bán ngoại thương, không có đủ kiến thức về TTQT kinh doanh theo thời vụ bỏ qua thông lệ quốc tế biến ngân hàng phục vụ mình thành nơi gánh chịu các tranh chấp. Ngoài ra do tính chất của L/C là việc thanh toán tiền hàng chỉ dựa trên bề mặt của bộ chứng từ hoàn hảo nên khi nhà xuất khẩu cố tình lập bộ chứng từ để nhận tiền thậm chí nhà xuất khẩu lập chứng từ giả để đòi tiền nhà nhập khẩu nhưng không giao hàng đã gây tổn thất nặng nề cho nhà nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nhược điểm của phương thức thanh toán này và có thể gây rủi ro cho khách hàng cũng như gân hàng . Do vậy. việc tìm hiểu kỹ về khả năng tài chính cũng như uy tín của nhà xuất khẩu đối với nhà nhập khẩu và ngân hàng là rất quan trọng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK (Trang 36 - 40)