Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai Nguồn gốc:

Một phần của tài liệu Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (Trang 49)

- Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho nai nước Xô – Mĩ đều suy giảm

1. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai Nguồn gốc:

1.1. Nguồn gốc:

+ Do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất…

+ Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

+ Dựa trên những thành tựu to lớn về KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX…

1.2. Thành tựu chủ yếu:

- Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đó thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học,… Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gen người...

- Hai là, có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rô-bốt…

- Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió…

- Bốn là, sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp…

- Năm là, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đó tỡm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm…

- Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thụng vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại...

- Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng…

1.3. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:- Tích Cực: - Tích Cực:

+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.

+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.

+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoỏ cao.

- Tiêu Cực:

+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.

+ Nạn ô nhiễm môi trường :ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...

+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thụng gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xó hội...

GV CHO HS THẢO LUẬN-HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Câu 1:

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?

- Câu 2:

Nguồn gốc? Thành tựu? Tác động của cuộc cách mạng từ sau năm 1945 đến nay?

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, với việc nổ ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, các cuộc xung đột vũ trang ở khắp các khu vực trên thế giới, có nguy cơ biến thành cuộc chiến tranh thế giới mới đe doạ sự sống của loài người thì việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu hoà bình, chống chiến tranh là một việc làm cần thiết. Đặc biệt là sự kiện Mỹ - Anh phát động cuộc chiến chống I-rac một quốc gia có chủ quyền, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm đe doạ nền độc lập chủ quyền của nhiều quốc gia khác, đe doạ nền hoà bình và an ninh thế giới thì vấn đề này càng được quan tâm hơn.

Trong vòng một hai năm trở lại đây, tình hình chiễn tranh, biểu tình, bạo động, chống phá, mất ổn định... đã nổ ra ở nhiều nước như Li Bi, Ai Cập, Xi-ri, U-crai-na Thái Lan... mà đằng sau đó là sự kích động và dính líu của phương Tây, nó làm cho tình hình cỏc khu vực này trở nên căng thẳng, lật đổ... tình hình thế giới biến động, chủ nghĩa khủng bố đang ráo riết hoạt động sau sự kiện Trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin-la-đen bị Mĩ tiêu diệt.... Tất cả đang đặt ra cho tất cả các nước phải cẩn trọng trong công việc nội bộ và quan hệ quốc tế.

Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, thấu hiểu được tất cả những tội ác mà chiến tranh gây ra cho con người nên Việt Nam rất quan tâm đến việc giáo dục lòng yêu hoà bình chống chiến tranh cho thế hệ trẻ. Chiến tranh mới lùi xa gần 1/4 thế kỷ, sau chiến tranh Việt Nam đang cố gắng phấn đấu từ một nước nghèo nàn lạc hậu vươn lên trở thành một nước tiên tiến phát triển có đầy đủ điều kiện vật chất để đi lên chủ nghĩa xã hội theo con đường mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Nhưng những dư âm của một cuộc chiến tranh ác liệt vẫn còn tồn đọng trong ký ức mỗi người dân Việt Nam. Không những thế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta lại luôn luôn gặp phải sự chống phá của các thế lực thù địch, âm mưu xâm chiếm đất nước ta, nô dịch dân tộc ta. Cho nên, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế đất nước, củng

cố quốc phòng và an ninh vững mạnh, Đảng và Nhà nước ta cũng quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Đảng và Nhà nước ta coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" nhằm đào tạo ra cho

một đội ngũ nhân tài có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, tri thức, sức khoẻ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em học sinh nhất là việc giáo dục cho các em lòng yêu hoà bình, chống chiến tranh.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn đối với tất cả các môn học, trong đó có môn lịch sử.

Người giáo viên lịch sử ngoài việc nắm vững những kiến thức lịch sử, còn phải nhập tâm với quá khứ, có một thái độ chính kiến rõ ràng trong việc giảng dạy mỗi sự kiện lịch sử. Như thế mới tạo ra trong các em sự rung cảm với quá khứ lịch sử, để từ đó các em có nhận thức tốt kiến thức lịch sử, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua việc học môn lịch sử.

Xuất phát từ vấn đề quan tâm của ngành giáo dục nói riêng của đất nước nói chung đối với vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước lòng yêu hoà bình, chống chiến tranh, qua đề tài của tôi đã đưa ra một số phương pháp thiết thực nhằm giáo dục các em vấn đề đó. Tất cả các phương pháp giáo dục mà chúng tôi đưa ra đều dựa trên cơ sở lý luận về phương pháp dạy học lịch sử và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS. Đó là các phương pháp thuyết trình, sử dụng lời nói sinh động của người thầy kết hợp với phương pháp trực quan tạo biểu tượng cho các em...v.v. Hy vọng các phương pháp đó sẽ giúp ích cho công tác giáo dục học sinh lòng yêu hoà bình, chống chiến tranh qua dạy học môn lịch sử ở trường THCS.

Qua thực tiến giảng dạy bộ môn Lịch sử trường THCS tôi nhận thấy để hoàn thiện nhân cách học sinh trong quá trình giáo dục cần có sự sáng tạo nhất định của người giáo viên trong giảng dạy bộ môn. Cần có sự chỉ đạo của Ban chuyên môn và chủ trương kế hoạch của nghành giáo dục. Và kinh nghiệm giảng dạy yêu hoà bình, chống chiến tranh là một yếu tố góp phần thực hiện mục tiêu và quá trình giảng dạy Lịch sử trường THCS.

Để kinh nghiệm của tôi trở thành hiện thực và phổ biến trong mỗi giáo viên giảng dạy lịch sử trường THCS cần nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, các cơ chế chính sách để nó đi vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w