- Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa họckĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa
1. Sự phát triển kinh tế và khoa học-kỹ thuật của Mĩ: Kinh tế:
trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước...
b. Bài tập vận dụng:
BT1: Sự phát triển kinh tế , khoa học-kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
và nguyên nhân của sự phát triển đó?Nguyên nhân nào là quan trọng?Vì sao?
HD
1. Sự phát triển kinh tế và khoa học-kỹ thuật của Mĩ:Kinh tế: Kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nến kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt.
- Trong khi các nước Đồng minh Châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh, Mĩ với lý do không chịu ảnh hưởng của chiến tranh, có nguồn tài nguyên phong phú, trình độ khoa học-kỹ thuật tiên tiến nên có điều kiện phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật.
- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(56,1% năm 1948)
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh, sản lượng năm 1949 gấp 2 lần sản lượng của 5 nước cộng lại ( Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật) - Tài chính: Nắm 3/4 trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới. - Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.
- Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
Khoa học-kỹ thuật:
- Thu hút nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới.Vì Mĩ có điều kiện hòa bình, không bị chiến tranh tàn phá,thuận lợi cho các nhà khoa học nghiên cứu.
- Là nước đi đầu trong việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần hai. Đạt nhiều thành tựu: công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học vũ trụ, sản xuất vũ khí hiện đại...