3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tư đã dựa vào tính chất đặc thù của Thành phố, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, thương mại - nông lâm nghiệp thuỷ sản. Những năm qua cơ cấu kinh tế Thành phố Hạ Long phát triển đúng hướng.
Theo báo cáo chính trị trong Đại hội Đảng bộ Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lần thứ XXIII, trong 5 năm (2005-2010) cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - xây dựng 54,8%; dịch vụ 44,2%; nông-lâm- thuỷ sản 1%).
(Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hạ Long năm 2010).
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế gồm: a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so
với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 24,62%. Năm 2011 với sự cố gắng của toàn ngành, các địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của hàng vạn hộ nông dân đã phát huy nội lực, chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao trên một số chỉ tiêu chủ yếu: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn, bằng 109% kế hoạch; tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Hạ Long là một ngành kinh tế mũi nhọn của cả Tỉnh, sự phát triển cao của ngành công nghiệp Hạ Long trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào những ngành, những nghề, những sản phẩm ở những địa phương có lợi thế về: than, điện, khoáng sản, cơ khí siêu trường siêu trọng, đóng tàu thuyền…
- Về tiểu thủ công nghiệp, hàng năm đã đóng góp một phần vào ngân sách của Tỉnh và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Những làng nghề -TTCN bao gồm: nghề gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến lâm sản - khoáng sản, sửa chữa đóng tầu thuyền, nghề đúc - rèn công cụ, chế biến gỗ - đồ mộc, nghề thêu ren và sản xuất đũa tre.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ở Hạ Long tài nguyên du lịch chính là vịnh Hạ Long, hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 cho các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và được tái công nhận năm 2000 cho các giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất, địa mạo. Trong năm 2012 vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thiên nhiên Thế giới. Tài nguyên du lịch ở vịnh Hạ Long bao gồm những hình dạng khác nhau của hang động, biển, bãi biển, rừng nhiệt đới thường xanh, hệ sinh thái biển và ven biển, làng chài, di tích và lễ hội.
Hình 3.2: Vịnh Hạ Long 3.1.4 .Thực trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật
3.1.4.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông, vận tải của Thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển.
- Đường bộ
Các tuyến giao thông đường bộ đến Thành phố đã tạo thành một mạng lưới khá hoàn chỉnh và được nâng cấp, một số dự án xây mới, cải tạo và nâng cấp đã hoàn thành.
Cầu Bãi Cháy được xây dựng hoàn thành, bắc qua vịnh Cửa Lục thay thế cho phà Bãi Cháy trước đây.
- Đường sắt
Tuyến đường sắt nối Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long trên tuyến đường sắt Quốc gia Kép - Bãi Cháy đã có, chất lượng đường chưa đạt yêu cầu, dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt tới Thành phố Hạ Long chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là khách du lịch từ Hà Nội tới.
- Đường thủy
Cảng nước sâu Cái Lân được nối với đường biển bằng tuyến luồng qua vịnh Hạ Long ra vịnh Bắc Bộ, độ sâu trước bến từ 9-12 m, hiện mới hoàn thành giai đoạn I với quy mô 3 bến gồm cảng dầu B12; Cảng khách Hòn Gai; Cảng Nam Cầu Trắng;
- Đường hàng không
Giao thông bằng đường không đến Hạ Long hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một Thành phố phát triển cả về kinh tế và du lịch. Hiện tại đường hàng không đến Hạ Long chưa được thuận lợi, Thành phố chưa có sân bay dân dụng.
3.1.4.2. Tình hình phát triển thông tin liên lạc
, bưu đi .
3.1.4.3. Hệ thống thủy lợi và cấp, thoát nước a. Hệ thống thủy lợi
- Thành phố Hạ Long có hồ Yên Lập nằm ở địa phận 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 1.444 triệu m3, phục vụ nước tưới và sinh hoạt trên địa bàn 2 phường và các phường lân cận. Ngoài hồ Yên Lập còn có một số hồ đập nhỏ như: hồ Khe Cá (phường Hà Phong), hồ Cái Mắm (phường Việt Hưng). Tuy nhiên các hồ này đang bị bồi lấp làm giảm dung tích chứa nước.
b. Hệ thống cấp nước cho Thành phố
Thành phố được chia thành 2 khu vực cấp nước riêng biệt, cả 2 mạng lưới đều sử dụng nước mặt kết hợp nước ngầm.
Khu vực Bãi Cháy được cấp 13.000 m3/ngày đêm từ nhà máy nước Đồng Ho (công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm).
Khu vực Hòn Gai được cấp khoảng 20.000 m3/ngày đêm từ nhà máy nước Diễn Vọng (công suất thiết kế 60.000 m3/ngày đêm cấp cho khu vực
Hòn Gai và Cẩm Phả). Do lượng nước thất thoát lớn, lên đến 30% lượng nước sản xuất, nên lượng nước thực cấp chưa thỏa mãn nhu cầu dùng nước.
c. Hệ thống thoát nước thải
Trước đây, nước thải sinh hoạt, thương mại, du lịch, dịch vụ của Thành phố Hạ Long phần lớn chưa được xử lý và thải ra sông, suối, ao, hồ... rồi đổ ra vịnh Cửa Lục, vịnh Hạ Long. Thực hiện dự án cải tạo vệ sinh môi trường của Đan Mạch và sự quan tâm đúng mức của Thành phố, hiện nay đã giải quyết đáng kể việc thu gom nước thải sinh hoạt và chất thải rắn tại các phường tiếp ráp với vịnh Hạ Long và ở cả 2 khu vực Bãi Cháy, Hòn Gai. Tuy nhiên, các công trình vệ sinh công cộng chưa được đầu tư quan tâm đúng mức.
3.1.4.4. Xử lý rác thải rắn
Trước năm 2006 công ty môi trường đô thị Thành phố Hạ Long chịu trách nhiệm gom và xử lý rác thải trên địa bàn toàn Thành phố. Kể từ năm 2006 nhiệm vụ này dần được chuyển giao một phần cho Công ty INDEVCO thực hiện. Hiện nay công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố Hạ Long do các đơn vị Công ty môi trường đô thị Thành phố Hạ Long và công ty INDEVCO thực hiện.
3.1.4.5. Giáo dục và đào tạo
Trong những năm gần đây ngành giáo dục - đào tạo Thành phố đã có những bước phát triển mới, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thành phố không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng ở các bậc hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hệ thống các trường nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ sung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.
Toàn Thành phố có 25/61 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia tăng 8 trường so với đầu nhiệm kỳ.
Hình 3.3: Trường THPT&THCS Lê Thánh Tông Hình
3.1.4.6. Ngành y tế
Thành phố Hạ Long có 14 đơn vị y tế tuyến Tỉnh như: Bệnh viện Tỉnh (tại phường Trần Hưng Đạo), bệnh viện Lao (phường Cao Xanh), bệnh viện Y học dân tộc (phường Hồng Hà)...
- Tuyến y tế phường đã có bước chuyển biến đáng kể so với trước đây. Hiện đã có 13/20 trạm y tế phường đạt chuẩn Quốc gia, dụng cụ y tế được đầu tư mới và đã khá đầy đủ.
- Tuyến y tế Thành phố:
Đã được quan tâm đầu tư, cơ sở vật chất, phòng khám, cũng như đội ngũ cán bộ y, bác sỹ… đều được nâng cấp, nhất là hai phòng khám khu vực Hà Tu và Cao Xanh.
Hình 3.4: Bệnh viện Bãi Cháy Hình 3.5: Bệnh viện đa khoa
tỉnh Quảng Ninh
3.1.4.7. Văn hoá - thể thao
Các công trình văn hóa và lễ hội truyền thống đã được chú trọng đầu tư trong khôi phục và phát triển. Năm 2011, Thành phố Hạ Long diễn ra nhiều hoạt động văn hoá thể thao phong phú, đa dạng như: lễ hội đường phố Carnaval Hạ Long 2011 diễn ra hoành tráng và rực rỡ với sự tham gia của gần 4.000 nghệ sĩ, diễn viên, các đoàn nghệ thuật nước bạn và của chính những người dân Quảng Ninh; tuần du lịch Festival; giải Cờ vua, Cờ tướng phong trào Vinacomin năm 2011; giải đua xe ô tô địa hình “Hạ Long Challenge 2011”...
3.1.4.8. Hệ thống cấp điện
Nằm trong hệ thống điện toàn tỉnh Quảng Ninh, lưới điện Thành phố Hạ Long được cung cấp nguồn từ hệ thống điện miền Bắc.
Về tổng quan, hệ thống phụ tải Thành phố được chia thành 2 vùng:
Vùng 1 là toàn bộ khu vực Hòn Gai, được cấp điện từ trạm 110KV Giáp Khẩu và trạm 110 KV Hà Tu.
Vùng 2 là toàn bộ khu vực Bãi Cháy được cấp điện từ các trạm 110 KV Giếng Đáy, Hùng Thắng, KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng. Các trạm biến áp
110KV này chủ yếu được cấp điện từ trạm 220KV Hoành Bồ.
3.1.4.9. An ninh, quốc phòng
- Tập trung lãnh đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng và củng cố khu vực phòng thủ Thành phố vững chắc. Năm 2009 Thành phố đã diễn tập khu vực phòng thủ đạt kết quả tốt theo yêu cầu. Duy trì tốt chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững chắc cả về số lượng và chất lượng.
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường Thành phố Hạ Long Thành phố Hạ Long
3.1.5.1. Các lợi thế
.
3.1.5.2. Những hạn chế
3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hạ Long năm 2013
Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hạ Long năm 2013
Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 27.195,0 3 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.451,54 34,75 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.332,71 4,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 732,25 2,69 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 493,54 1,81 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 238,71 0,88 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 600,46 2,21 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.997,27 25,73 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.677,12 6,17 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.025,98 18,48 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 294,17 1,08 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.120,62 4,12 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.94 2 Đất phi nông nghiệp PNN 16.403,1
8
60,32 2.1 Đất ở OTC 2.238,41 8,23 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT
2.1.2 Đất ở đô thị ODT 2.238,41 8,23 2.2 Đất chuyên dùng CDG 11.203,7
2
41,20 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 46.99 0,17 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.165,01 4,28 2.2.3 Đất an ninh CAN 19,23 0,07 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.839,68 10,44 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 7.132,81 26,23 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 3,60 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 73,16 0,27 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 2.884,25 10,61 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,04
3 Đất chưa sử dụng CSD 1.340,31 4,93 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 117,65 0,43 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 859,57 3,16 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 363,09 1,34
3.1.7. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Thành phố Hạ Long
3.1.7.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Thành phố Hạ Long
Công tác quản lý đất đai tại Thành phố Hạ Long trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý đất đai thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND Thành phố thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật do UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND Thành phố Hạ Long ban hành, tạo hành lang pháp lý để công tác quản lý đất đai của Thành phố ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
3.1.7.2 Tình hình sử dụng đất của Thành phố Hạ Long giai đoạn 2008-2013
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai là thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm với đơn vị cấp xã, phường và toàn Thành phố. Nhận thức rõ nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác thống kê đất đai, UBND Thành phố Hạ Long đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai các năm, căn cứ hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Hạ Long qua các năm. Căn cứ các tài liệu hiện có như kết quả thống kê đất đai hàng năm, bản đồ Địa chính, số liệu chỉnh lý biến động đất đai các năm, kết quả số liệu của các xã, phường, số liệu thu thập tại các hồ sơ có liên quan, đối chiếu với các nguồn tài liệu đã có.
Tình hình sử dụng đất của Thành phố Hạ Long từ năm 2008 đến năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của Thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị tính: Ha) TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã 2008 2009 2010 2011 2013 Biến động 2008 so với 2013 Tổng diện tích tự nhiên 27.195,03 27.195,03 27195,03 9.487,81 27.195,03 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.432,71 9.485,17 9546,04 9.487,81 9.451,54 18,83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.169,58 1.191,73 1373,56 1.364,05 1.332,71 163,13 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 825,86 767,16 741,84 741,84 732,25 -93,61 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 521,56 503,92 499,31 499,31 493,54 -28,02 1.1.1.2 Đất có dùng vào chăn nuôi COC 0,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 304,30 263,24 242,53 242,53 238,71 -65,59
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 343,72 424,57 631,72 622,21 600,46 256,74
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.129,98 7.192,24 7050,92 7.002,20 6.997,27 -132,71 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.040,57 1.836,11 1678,74 1.678,74 1.677,12 -363,45 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.237,53 4.347,14 5006,05 5.025,98 5.025,98 788,45 1.2.3 Đất rừng đặc rụng RDD 851,88 1.008,99 366,13 297,48 294.17 -557,71 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.132,21 1.100,26 1121,41 1.120,62 1.120,62 -11,59 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,94 0,94 0,15 0,94 0,94 0,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 15.165,97 15.764.47 16278,76 16.336,57 16.403,18 1.237,21
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 201,90 202,34 -201,90
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.017,35 2.133,53 2281,49 2.265,41 2.238,41 221,06
2.2 Đất chuyên dùng CDG 10.282,39 10.857,65 11028,14 11.104,49 11.203,72 921,33 2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình SN CTS 80,50 53,95 40,66 46,99 46,99 -33,51 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.192,94 1.191,59 1173,33 1.168,08 1.165,01 -27,93 2.2.3 Đất an ninh CAN 19,94 19,26 19,21 19,22 19,23 -0,71 2.2.4 Đất sản xuất, KD phi NN CSK 2.225,75 2.580,57 2736,90 2.805,93 2.839,68 613,93 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 6.763,26 7.012,28 7058,04 7.064,27 7.132,81 369,55
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,95 3,10 3,10 3,10 3,60 0,65
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 69,76 73,16 73,16 73,16 73,16 3,40
2.5 Đất sông suối và MN chuyên dùng SMN 2.591,58 2.494,65 2892,83 2.890,37 2.884,25 292,67
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 2.596,35 1.945,39 1370,23 1.370,65 1.340,31 -1.256,04
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 201,92 134,81 122,93 119,58 117,65 -84,27