3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.2 Sơ lược tình hình chuyển QSDĐ tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở
xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới Quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.
Tỉnh Quảng Ninh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nên đây là một khu vực có nhiều vấn đề nhạy cảm xảy ra liên quan đến tỉnh hình chính sự hai nước. Chính vì vậy mà việc quản lý hành chính và đặc biệt là việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển QSDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiệnchuyển QSDĐ, nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển QSDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu các vấn đề liên quan tới chuyển QSDĐ.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Số liệu về kết quả chuyển QSDĐ tại khu vực nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2013.
Các văn bản liên quan tới các hình thức chuyển QSDĐ .
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSDĐ theo Luật Đất đai năm 2003 trên 2 khu vực nghiên cứu của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Khu vực xa trung tâm: Phường Việt Hưng, phường Đại Yên. Khu vực trung tâm: Phường Bãi Cháy, phường Trần Hưng Đạo.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2008 đến 12/2013.
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nội dung nghiên cứu
2.3.1.1 Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tại Thành phố Hạ Long
- Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện kinh tế - xã hội;
- Tình hình quản lý và sử dụng đất của Thành phố Hạ Long
2.3.1.2 Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ theo 8 hình thức chuyển quyền đã được quy định trong Luật đất đai năm 2003 theo số liệu thứ cấp tại hai khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008-2013
- Đánh giá kết quả chuyển nhượng QSDĐ;
- Đánh giá kết quả cho thuê và cho thuê lại QSDĐ; - Đánh giá kết quả thừa kế QSDĐ;
- Đánh giá kết quả tặng cho QSDĐ;
- Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị QSDĐ; - Đánh giá kết quả bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ; - Đánh giá kết quả góp vốn bằng giá trị QSDĐ.
2.3.1.3 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về công tác chuyển QSD đất theo phiếu điều tra tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về những quy định chung của QSDĐ;
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về các hình thức chuyển QSDĐ;
- Đánh giá sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ theo các nhóm đối tượng.
2.3.1.4 Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác chuyển QSD đất
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu về số lượng, diện tích và trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ theo góc độ thứ cấp.
- Các chỉ tiêu về sự hiểu biết chung như sự hiểu biết cơ bản về chuyển đổi QSDĐ; điều kiện để thực hiện các quyền chuyển QSDĐ; về thời điểm được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ; về tài chính liên quan đến chuyển QSDĐ và sự hiểu biết riêng về 8 hình thức chuyển QSDĐ của cán bộ quản lý và người dân tính theo tỷ lệ trả lời đúng.
- Các chỉ tiêu về thực hiện theo thủ tục chuyển QSDĐ: kết quả chuyển QSDĐ đã làm đúng thủ tục, chưa đúng thủ tục, không làm theo thủ tục.
2.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp từ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Hạ Long;
- Điều tra sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi đã chuẩn bị, các câu hỏi đưa ra dưới hình thức trắc nhiệm để chọn ra kết quả đúng nhất.
- Điều tra cán bộ quản lý cấp Thành phố và cán bộ quản lý cấp xã tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, cách chọn mẫu: trên địa bàn Thành phố Hạ Long chọn điểm ra 2 phường đại diện cho khu vực trung tâm tập trung đông dân cư; hai phường xa trung tâm, tập trung ít dân cư.
- Số lượng phiếu điều tra:
+ Cán bộ quản lý cấp Thành phố: 17 phiếu
+ Cán bộ quản lý cấp phường: Phường Việt Hưng: 7 phiếu; Phường Đại Yên 8 phiếu; phường Bãi Cháy: 11 phiếu; Phường Trần Hưng Đạo là 8 phiếu;
+ Người dân: mỗi phường điều tra 50 người dân tương đương với 50 phiếu;
2.4.3 Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập được các số liệu, tiến hành thống kê, phân loại các thông tin theo nội dung các nghiên cứu, sử dụng phần mềm Excel để thống kê.
2.4.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Với số liệu thu thập được sau khi thống kê, phân loại, tiến hành tổng hợp; số liệu tổng hợp được trình bày cụ thể dưới dạng bảng, biểu, hình minh họa.
2.4.5 Phương pháp so sánh
Số liệu sau khi được tổng hợp sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của ngành, so sánh giữa các khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ lƣợc về tình hình cơ bản của Thành phố Hạ Long
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hạ Long
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý: Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc
Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông
Hình 3.1: Bản đồ TP Hạ Long
Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc bộ, có trục Quốc lộ 18A đi qua; cách Hà Nội 165 km về phía Tây, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về phía Tây Nam, với bờ biển dài trên 50 km.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ.
Phía Đông và Đông Bắc giáp Thành phố Cẩm Phả. Phía Tây và Tây Nam giáp thị xã Quảng Yên
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha (Theo báo
cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013). Có Quốc lộ 18A chạy qua, có cảng
biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới, với diện tích 434 km2, gồm có 20 phường.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Hạ Long là Thành phố ven biển vịnh Bắc bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
+ Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc Quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất Thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp.
+ Vùng ven biển:
Bao gồm địa phận ở phía Nam Quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m.
+ Vùng hải đảo:
Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh thuộc Thành phố, gồm khoảng trên 750 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây Nam Thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.
3.1.1.3. Khí hậu
mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh mẽ của biển.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc Thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau: Đất cát ven
biển (C); Đất mặn (M); Đất phù sa (P); Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV); Đất vàng đỏ (FV); Đất vàng nhạt (FVv)-ferralic Acrisols (ACf); Đất Gley (G); Đất xám (X); Đất nhân tác (NT)
3.1.2.2. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt b. Tài nguyên nước ngầm 3.1.2.3. Tài nguyên rừng a. Diện tích các loại rừng
b. Đặc điểm các loại rừng Hạ Long 3.1.2.4. Tài nguyên biển
Biển ở Hạ Long có những đặc điểm riêng biệt về địa hình địa mạo, không những có tiềm năng lớn về du lịch mà còn là vùng biển có tiềm năng phong phú về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cảng biển, giao thông đường thuỷ và công nghiệp sửa chữa đóng mới tàu biển.
3.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu là than đá và một số vật liệu xây dựng khác như đá vôi, đất sét và cao lanh.
3.1.2.7. Tài nguyên du lịch Bao gồm: Du lịch cảnh quan - Du lịch sinh thái:
- Tài nguyên bãi tắm
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tư đã dựa vào tính chất đặc thù của Thành phố, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, thương mại - nông lâm nghiệp thuỷ sản. Những năm qua cơ cấu kinh tế Thành phố Hạ Long phát triển đúng hướng.
Theo báo cáo chính trị trong Đại hội Đảng bộ Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lần thứ XXIII, trong 5 năm (2005-2010) cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - xây dựng 54,8%; dịch vụ 44,2%; nông-lâm- thuỷ sản 1%).
(Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hạ Long năm 2010).
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế gồm: a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so
với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 24,62%. Năm 2011 với sự cố gắng của toàn ngành, các địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của hàng vạn hộ nông dân đã phát huy nội lực, chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao trên một số chỉ tiêu chủ yếu: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn, bằng 109% kế hoạch; tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Hạ Long là một ngành kinh tế mũi nhọn của cả Tỉnh, sự phát triển cao của ngành công nghiệp Hạ Long trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào những ngành, những nghề, những sản phẩm ở những địa phương có lợi thế về: than, điện, khoáng sản, cơ khí siêu trường siêu trọng, đóng tàu thuyền…
- Về tiểu thủ công nghiệp, hàng năm đã đóng góp một phần vào ngân sách của Tỉnh và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Những làng nghề -TTCN bao gồm: nghề gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến lâm sản - khoáng sản, sửa chữa đóng tầu thuyền, nghề đúc - rèn công cụ, chế biến gỗ - đồ mộc, nghề thêu ren và sản xuất đũa tre.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ở Hạ Long tài nguyên du lịch chính là vịnh Hạ Long, hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 cho các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và được tái công nhận năm 2000 cho các giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất, địa mạo. Trong năm 2012 vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thiên nhiên Thế giới. Tài nguyên du lịch ở vịnh Hạ Long bao gồm những hình dạng khác nhau của hang động, biển, bãi biển, rừng nhiệt đới thường xanh, hệ sinh thái biển và ven biển, làng chài, di tích và lễ hội.
Hình 3.2: Vịnh Hạ Long 3.1.4 .Thực trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật
3.1.4.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông, vận tải của Thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển.
- Đường bộ
Các tuyến giao thông đường bộ đến Thành phố đã tạo thành một mạng lưới khá hoàn chỉnh và được nâng cấp, một số dự án xây mới, cải tạo và nâng cấp đã hoàn thành.
Cầu Bãi Cháy được xây dựng hoàn thành, bắc qua vịnh Cửa Lục thay thế cho phà Bãi Cháy trước đây.
- Đường sắt
Tuyến đường sắt nối Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long trên tuyến đường sắt Quốc gia Kép - Bãi Cháy đã có, chất lượng đường chưa đạt yêu cầu, dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt tới Thành phố Hạ Long chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là khách du lịch từ Hà Nội tới.
- Đường thủy
Cảng nước sâu Cái Lân được nối với đường biển bằng tuyến luồng qua vịnh Hạ Long ra vịnh Bắc Bộ, độ sâu trước bến từ 9-12 m, hiện mới hoàn thành giai đoạn I với quy mô 3 bến gồm cảng dầu B12; Cảng khách Hòn Gai; Cảng Nam Cầu Trắng;
- Đường hàng không
Giao thông bằng đường không đến Hạ Long hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một Thành phố phát triển cả về kinh tế và du lịch. Hiện tại đường hàng không đến Hạ Long chưa được thuận lợi, Thành phố chưa có sân bay dân dụng.
3.1.4.2. Tình hình phát triển thông tin liên lạc
, bưu đi .
3.1.4.3. Hệ thống thủy lợi và cấp, thoát nước a. Hệ thống thủy lợi
- Thành phố Hạ Long có hồ Yên Lập nằm ở địa phận 2 phường Đại Yên và Việt Hưng có diện tích mặt nước khoảng 600 ha với dung tích 1.444 triệu