5. Nội dung khóa luận
1.4. Quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan
Để xây dựng một đề thi trắc nghiệm khách quan, cũng như xây dựng trên một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, ta phải thực hiện theo một quy trình tuần hoàn gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể (bảng đặc trưng 2 chiều) - Bao gồm việc liệt kê các mục tiêu cụ thể liên quan đến các năng lực cần đo lường và cây kiến thức đối với từng phần của môn học. Sau đó tùy vào mục đích hay mức độ quan trọng mà quyết định số câu hỏi cho phù hợp.
Bước 2: Cá nhân tự viết câu hỏi - Mỗi cá nhân thực hiện việc soạn câu hỏi thông qua bảng “Nhiệm vụ”, tại đây mô mô tả đầy đủ thông tin vùng kiến thức cần soạn và số câu phải soạn.
Bước 3: Trao đổi trong nhóm - Câu hỏi sau khi được nhập vào ngân hàng sơ bộ sẽ được các cá nhân (giáo viên) khác cùng trao đổi, thảo luận nhằm đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp của câu hỏi.
Bước 4: Duyệt lại câu hỏi - Duyệt câu hỏi là căn cứ để hệ thống tự động hoặc quản lý hệ thống chuyển câu hỏi vào ngân hàng chính thức.
Bước 5: Lập đề trắc nghiệm thử - Thực hiện việc bốc đề một cách ngẫu nhiên theo ma trận từ ngân hàng sơ bộ.
Bước 6: Trắc nghiệm thử - Sau khi lập đề trắc nghiệm thử, module thi sẽ thực hiện chức năng thi thử làm căn cứ cho việc đánh giá câu hỏi, đánh giá đề thi.
Bước 7: Phân tích kết quả trắc nghiệm thử - Phân tích độ khó của câu hỏi, độ tin cậy, độ giá trị, độ phân biệt.
Bước 8: Chỉnh lý các câu hỏi đưa vào ngân hàng - Câu hỏi sau khi soạn nếu chưa được công khai duyệt sẽ được chính cá nhân soạn chỉnh lý.
Bước 9: Lập đề trắc nghiệm chính thức - Module thi sẽ thực hiện việc bốc đề chính thức dựa vào ngân hàng câu hỏi chính thức.
Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ 31
Bước 11: Chấm thi và phân tích kết quả - Hệ thống sẽ chấm điểm một cách tự động và tự phân tích kết quả (độ khó, độ tin cậy, độ giá trị, độ phân cách) sau mỗi kỳ thi.
Và trong phạm vi khóa luận này, chỉ thực hiện từ bước 1 đến bước 5 và bước 8.