Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan (Trang 27)

5. Nội dung khóa luận

1.2.5.Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Sau đây là những lưu ý khi viết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Yêu cầu chung:

1. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thí sinh

Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Mỹ 28

Loại nhiều lựa chọn:

1. Các phương án sai phải có vẻ hợp lý

2. Chỉ nên dùng bốn hoặc năm phương án chọn

3. Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp 4. Chỉ có một phương án chọn là đúng

5. Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định hai lần

6. Tránh lạm dụng kiểu “Không phương án nào trên đây đúng” hoặc “Mọi phương án trên đây đều đúng”

7. Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn,…)

8. Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên

Loại đúng sai:

1. Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có ngoại lệ 2. Soạn câu hỏi thật đơn giản

3. Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định hai lần

Loại ghép đôi:

1. Hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép cho phù hợp 2. Đánh số ở một cột và chữ ở cột kia

3. Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, ngữ pháp, độ dài 4. Tránh các câu phủ định

5. Số từ trên hai cột không như nhau, thường chỉ nên từ 5 đến 10

Loại điền khuyết:

1. Chỉ để một chỗ trống

2. Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn giản nhất mang tính đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm)

3. Cung cấp đủ thông tin để chọn trả lời 4. Chỉ có một lựa chọn là đúng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng phần mềm hỗ trợ quy trình soạn thảo đề thi trắc nghiệm khách quan (Trang 27)