PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 32)

2.4.1. Điều tra các số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nắm bắt một cách tƣơng đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức… Đề tài không tiến hành lập phiếu điều tra chỉ tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chuyên môn trên địa bàn cụ thể là các chuyên viên của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên, chuyên viên của Ban quản lý giao thông đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên.

mặt bằng, hỗ trợ, tái định cƣ và hiệu quả của dự án Quốc lộ 3 mới đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án nhƣng vẫn ở gần dự án để đánh giá đƣợc cả 2 nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi đất và những tác động của dự án

Đề tài đã phát phiếu cho các hộ dân trên địa bàn cả 2 xã, phƣờng: 50 phiếu cho các hộ trên địa bàn xã Lƣơng Sơn và 50 phiếu cho các hộ trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng.

- Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác (Không tiến hành lập phiếu điều tra): Đó lá cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên, nơi trực tiếp quản lý công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn qua thành phố Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phƣơng pháp này giúp tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn đều đƣợc sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.4.2. Điều tra các số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đƣợc thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể nhƣ sau:

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng.

- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ƣơng, địa phƣơng liên quan đến công tác BT&GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu.

- Thu thập các số liệu từ Phòng thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng thành phố Thái Nguyên, các sở, ban, ngành có liên quan.

- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

2.4.3. Phƣơng pháp chọn mẫu, xây dựng phiếu điều tra và điều tra

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Đề tài chọn ra 100 hộ gia đình nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng để điều tra theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân: xây dựng phiếu điều tra là một hệ thống các câu hỏi đƣợc xếp đặt trên cơ sở các xây nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo cho ngƣời hỏi thể hiện đƣợc quan điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tƣợng nghiên cứu và có thể thu nhận đƣợc các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của đề tài.

- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phiếu điều tra. Các số liệu đƣợc tổng hợp thông qua bộ câu hỏi từ phiếu điều tra để đánh giá đƣợc những phản ứng của ngƣời dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tiến hành thực hiện dự án.

2.4.4. Phƣơng pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: Sau khi dùng phƣơng pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất để phân tích đƣa ra kết luận

- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phƣơng pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu đƣợc tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.

+ Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: các số liệu đƣợc thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập đƣợc phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đƣa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƢƠNG SƠN VÀ PHƢỜNG TÍCH LƢƠNG BÀN XÃ LƢƠNG SƠN VÀ PHƢỜNG TÍCH LƢƠNG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý * Xã Lương Sơn

Xã Lƣơng Sơn nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm hành chính thành phố khoảng 12 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.592,75 ha, chia làm 24 xóm. Vị trí của xã nhƣ sau [15]:

- Phía Đông giáp với huyện Phú Bình; - Phía Tây giáp với thị xã Sông Công; - Phía Nam giáp với huyện Phổ Yên; - Phía Bắc giáp với phƣờng Tân Thành.

Nằm trên địa bàn có sông Cầu, quốc lộ 3, quốc lộ 37 (nối thành phố Thái Nguyên với thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh…) và tiếp giáp với khu vực nội thành phố, đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lƣu văn hoá và đặc biệt phát triển hoạt động thƣơng mại - dịch vụ.

* Phường Tích Lương

Phƣờng Tích Lƣơng nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 7 km, có tổng diện tích tự nhiên là 932,46 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính nhƣ sau [14]:

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp phƣờng Phú Xá; - Phía Bắc, Tây Bắc giáp phƣờng Tân Lập;

- Phía Nam giáp xã Tân Quang – TX Sông Công; - Phía Đông giáp phƣờng Trung Thành;

Là phƣờng ven thành phố song do có QL3 chạy qua lại là cửa ngõ phía Nam của thành phố, các khu dân cƣ đô thị dần dần đƣợc hình thành nên phƣờng có nhiều thuận lợi trong giao lƣu kinh tế với các khu vực khác, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên 3.1.1.2. Địa hình

* Xã Lương Sơn

Xã Lƣơng Sơn có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lƣợng mƣa lớn. Cao độ nền tự nhiên tại khu vực bằng là 20 - 25m, cao độ tại khu vực đồi, gò là 50 - 60m. Hƣớng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu dân cƣ [15].

* Phường Tích Lương

Phƣờng có địa hình đồi núi, xen kẽ là các ruộng trũng dễ ngập lụt khi có mƣa lớn, độ cao trung bình của xã từ 20-50m so với mặt nƣớc biển. Với hƣớng dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam đã tạo cho xã một địa hình không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại [14].

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Lương Sơn và phường Tích Lương [17] có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trƣng của khí hậu miền Bắc nƣớc ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 230C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (170 – 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).

- Mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

- Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độ ẩm cao nhất vào tháng 7; 8 (86 - 87%) và độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%).

- Gió, bão: Hƣớng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do nằm xa biển nên xã ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã Lƣơng Sơn chịu ảnh hƣởng chính của sông Cầu, có chiều dài chảy trên địa bàn xã khoảng 4,5 km; lƣu lƣợng nƣớc trung bình của sông là 51,4 m3/s; lƣu lƣợng nhỏ nhất (vào tháng 2; 3) là 11- 12 m3/s; lƣu lƣợng lớn nhất (vào tháng 7; 8) là 120- 130 m3/s; độ dốc bình quân là 1,75%. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có suối Lƣơng Sơn (có chiều dài 1,20 km, chiều rộng 35 m); ngòi Phố Hƣơng (có chiều dài 0,90 km, chiều rộng 5 m). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đƣờng thuỷ, phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và sinh hoạt của nhân dân [15].

Đối với phƣờng Tích Lƣơng có kênh Hồ Núi Cốc (kênh đào) dẫn nƣớc từ hồ Núi Cốc chảy qua và dẫn vào hồ chứa nƣớc Tích Lƣơng phục vụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có hệ thống các dòng suối nhỏ chảy xen kẽ các cánh đồng và nằm dọc theo ranh địa giới hành chính của xã theo phía Tây và phía Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiết nƣớc, đồng thời cung cấp nƣớc cho diện tích đất nông nghiệp của xã [14].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã Lƣơng Sơn chủ yếu là đất phù sa, đƣợc bồi đắp bởi sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp đặc biệt là cây trồng ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu. Ngoài ra còn đất vàng nhạt phát triển trên đá cát. Đây là đất đồi núi, loại đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất nông - lâm kết hợp [15].

Phƣờng Tích Lƣơng với tổng diện tích 932,46 ha đất tự nhiên bao gồm: đất Feralit nâu vàng trên các vùng đồi thấp và đất phù sa cổ tại các cánh đồng. Tuy nhiên tầng đất này có xuất hiện nhiều cuộn sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Loại đất này trồng lúa màu và cây hàng năm [14].

* Các nguồn tài nguyên khác Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp của xã Lƣơng Sơn có 15,79 ha, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Hiện tại chất lƣợng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các loại cây trồng chính nhƣ: bạch đàn, keo, phi lao và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vƣờn rừng với các loại cây trồng chính nhƣ vải, nhãn, hồng...[15]

Phƣờng Tích Lƣơng có 155,54 ha đất lâm nghiệp. Đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu phát triển ở phía Tây của xã, nơi có địa hình vùng đồi thấp [14].

Tài nguyên nhân văn

Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngƣời dân Lƣơng Sơn và Tích Lƣơng luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nƣớc chống ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý thức tự cƣờng khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội. Với truyền thống văn hoá đặc sắc, gắn liền với truyền thống anh dũng, kiên cƣờng trong đấu tranh cách mạng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Lƣơng Sơn nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung đã viết nên trang sử quê hƣơng rạng rỡ.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Trên địa bàn xã Lƣơng Sơn chƣa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, tiểu thủ công nghiệp và quá trình đô thị hoá phát triển chậm do đó vấn đề môi trƣờng trên địa bàn xã chƣa nổi cộm. Tuy nhiên trong vài năm gần đây cân bằng sinh thái của xã đang dần bị phá vỡ, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Một trong những nguyên nhân là: do sự giảm mạnh của hệ sinh thái rừng; trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng quá trình sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình; cùng với chất thải, nƣớc thải trong sinh hoạt, chăn nuôi... Ngƣợc lại với xã Lƣơng Sơn, phƣờng Tích Lƣơng mặc dù là một phƣờng ven thành phố nhƣng có quá trình đô thị hóa phát triển khá mạnh. Mật độ dân số trên địa bàn xã tập trung đông ở một khu vực, đặc biệt là sinh viên của các trƣờng đại học, trung cấp ở các tỉnh tập trung về học tập và sự tăng nhanh về các phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ ảnh hƣởng của nƣớc thải, khí thải, khói, bụi, tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh...đã gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc, đất ở các mức độ khác nhau.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn Đảng bộ và nhân dân xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng đã vƣơn lên giành đƣợc những kết quả khá toàn diện và ổn định. Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế đều vƣợt so với kế hoạch và giá trị sản xuất năm sau đạt cao hơn năm trƣớc. Đời sống nhân dân trên

địa bàn phƣờng xã đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đến nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng của các ngành tiểu thủ - công nghiệp và dịch vụ - thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn cả phƣờng và xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần giảm theo.

Đầu tƣ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang đƣợc chú trọng, sàng lọc đƣa vào sản xuất cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tích cực nhằm đƣa hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)