Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 73)

3.4.1.1. Về chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật về đất đai nói chung và công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngày càng hoàn thiện và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên để sát với thực tế và có những đổi mới rất tích cực:

- Giá bồi thƣờng dựa trên giá đất do UBND tỉnh công bố vào ngày 1/1 hàng năm, giá đất UBND tỉnh công bố dựa trên khung giá đất của Chính phủ.

- Quy định các khoản hỗ trợ để ngƣời dân tạo lập chỗ ở, ổn định cuộc sống và sản xuất.

- Đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngày càng mở rộng. - Quy định rõ trách nhiệm do bồi thƣờng chậm:

+ Nếu bồi thƣờng chậm do lỗi của cơ quan, tổ chức gây ra, mà giá đất tại thời điểm bồi thƣờng do UBND tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thƣờng theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thƣờng, nếu giá đất tại thời điểm bồi thƣờng thấp hơn giá đất lúc có quyết định thu hồi thì bồi thƣờng theo giá tại thời điểm có quyết định thu hồi.

+ Nếu bồi thƣờng chậm do ngƣời bị thu hồi gây ra, mà giá tại thời điểm bồi thƣờng thấp hơn thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thƣờng theo giá tại thời điểm bồi thƣờng, nếu giá tại thời điểm bồi thƣờng cao hơn thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thƣờng theo giá tại thời điểm có quyết định thu hồi.

3.4.1.2. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương

- Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất luôn đƣợc sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng.

- Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phƣơng đã tuyên truyền vận động, giải thích cặn kẽ để ngƣời dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ và mục tiêu đặt ra.

- Lực lƣợng chuyên môn với năng lực ngày càng cao giúp cho công tác thống kê bồi thƣờng diễn ra nhanh, chính xác, đảm bảo lợi ích của cả Nhà nƣớc và ngƣời dân.

- Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nôi – Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc do đó càng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền. Ngày 23/6/2012 Bộ trƣởng Đinh La Thăng đã trực tiếp xuống hiện trƣờng để chỉ công tác triển khai dự án.

3.4.1.3. Việc chấp hành của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng

- Mặc dù khi giải phóng mặt bằng quan hệ giữa các chủ sử dụng đất bị thu hồi và Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ thƣờng rất căng thẳng, nhƣng đƣợc sự quan tâm tuyên truyền, vận động chính sách pháp luật đến ngƣời dân có đất bị thu hồi, để họ hiểu đƣợc lợi ích của các công trình sẽ xây dựng cho sự phát triển của xã hội mà tự giác thực hiện.

- Nhờ có những chính sách khen thƣởng thỏa đáng cho những hộ bàn giao mặt bằng sớm mà tiến độ thực hiện phần lớn đảm bảo kế hoạch đề ra.

- Trình độ dân trí của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao nên việc tuyên truyền, vận động ngƣời dân trở nên thuận lợi hơn.

3.4.1.4. Việc đảm bảo ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất

Đã thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định cho ngƣời có đất bị thu hồi nhƣ hỗ trợ di chuyển và thuê nhà ở, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ hộ nghèo, xây dựng khu tái định cƣ cho ngƣời dân bị thu hồi đất,…

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại

Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới đoạn qua xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng trong quá trình thực hiện còn gặp các khó khăn và những tồn tại cần phải khắc phục sau:

3.4.2.1. Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn

Việc xác định điều kiện bồi thƣờng, hỗ trợ liên quan đến nguồn gốc đất đai còn gặp nhiều khó khăn, do bản đồ địa chính của xã, phƣờng đƣợc xây dựng từ năm 2004 đến nay chƣa đƣợc xây dựng lại. Tại thời điểm xây dựng bản đồ địa chính các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc còn thô sơ, chủ yếu đƣợc đo vẽ bằng máy kinh vĩ nên kết quả đo vẽ chƣa đảm bảo độ chính xác cao. Trình độ chuyên môn của các cán bộ tại thời điểm đó còn hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên sự sai lệch về xác định mục đích sử dụng giữa bản đồ địa chính và thực địa.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đất từ khi thành lập bản đồ địa chính đến nay có nhiều biến động song chƣa đƣợc cập nhật, chỉnh lý kịp thời hoặc một số hộ dân tự ý chuyển mục đích sử dụng mà chƣa đƣợc sự cho phép của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

3.4.2.2. Giá đất chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường

Do giá bồi thƣờng đất, cây cối, hoa màu và tài sản còn thấp so với thực tế trên thị trƣờng nên nhiều hộ dân chƣa hài lòng dẫn đến các hộ dân chậm nhận tiền, có nhiều đơn đề nghị, khiếu nại về xem xét lại đơn giá bồi thƣờng về đất vì vậy Hội đồng BT&GPMB phải đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ xung đơn giá đất và ra thêm nhiều quyết định bồi thƣờng bổ sung.

3.4.2.3. Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác

Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi đều chấp nhận phƣơng án bồi thƣờng, tuy nhiên do nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của một số ngƣời dân còn hạn chế nên gây khó khăn trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai và tài sản trên đất. Tình trạng đơn thƣ khiếu nại mặc dù đã đƣợc trả lời xong vẫn tái diễn gây phiền hà cho cơ quan chuyên môn.

3.4.2.4. Các hạng mục trong dự án chưa đồng bộ

Dự án vẫn chƣa đồng bộ bởi còn dang dở nhiều hạng mục, nhƣ đƣờng gom, đƣờng ngang, đƣờng dẫn, biển báo, hàng rào, mái ta luy, hoàn trả mặt đƣờng quốc lộ 18. Trên tuyến có 7 điểm trên cao tốc chƣa đƣợc đóng hàng rào.

3.4.2.5. Công tác quản lý và khai thác dự án

Tuy mới đƣa vào sử dụng nhƣng mặt đƣờng quốc lộ xuất hiện các vệt hằn lún bánh xe với tổng chiều dài các đoạn phải sửa chữa mặt đƣờng vị trí làn xe tải là hơn 2,8km, nguyên nhân do mối nối dọc trùng vào vệt bánh xe và thời gian đầu mới thông xe chƣa kiểm soát đƣợc xe quá tải trọng đi trên đƣờng, ra vào các khu công nghiệp Yên Bình, Samsung…

Ngƣời dân sinh sống ở 2 bên đƣờng quốc lộ tự ý mở rào chắn đƣờng, dải phân cách và đi ngang đƣờng. Kéo theo đó là tình trạng trâu bò và ngƣời dân đi xe máy ngƣợc chiều trên tuyến đƣờng cao tốc vốn đƣợc xây dựng chỉ để dành cho ô tô, việc này gây mất an toàn giao thông, thậm chí nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra và 4 ngƣời đã thiệt mạng.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp

3.4.3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nƣớc pháp quyền, đồng thời để đảm bảo hiệu quả trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi thực hiện giải phóng mặt bằng, cần tập trung một số vấn đề sau:

- Khung giá đất: UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá bồi thƣờng tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lí với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của ngƣời dân.

- Hiện nay Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành, thay thế cho Luật Đat đai 2003 và Nghị định 47/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 cuả chính phủ thay thế cho Nghị định 197/2004/NĐ - CP, Nghị định 84/2007/NĐ - CP, Nghị đinh 69/2009/NĐ - CP về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, vấn đề chính sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thƣờng cho các hộ dân (Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ di chuyển và thuê nhà,….), cơ chế chính sách tái định cƣ cần phải đƣợc sớm tiến hành nếu không sẽ tạo ra những mâu thuẫn trong Luật Đất đai, gây bất lợi và ảnh hƣởng tới tiến độ giải phóng mặt bằng. Đồng thời việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các cấp chính quyền cần có các văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể, phù hợp với thựa tế công tác giải phóng mặt bằng.

3.4.3.2. Tăng cường vai trò cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc để từng bƣớc nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lí, sử dụng đất đai nói chung từ đó chấp hành tốt các Quyết định của Nhà nƣớc liên quan đến công tác BT&GPMB.

- Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham giá giám sát và thực hiện chính sách công bằng, sát thực tế. Thực hiện dân chủ

với phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải đƣợc thể hiện roc trong từng nội dung công việc. Ngƣời dân phải đƣợc biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc giải phóng mặt bằng, phạm vi giải tỏa, các chính sách, giá bồi thƣờng, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và các chính sách liên quan, kế hoạch tổ chức thực hiện.

- Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của ngƣời dân, từ đó mới tạo đƣợc lòng tin của nhân dân. Điều đó sẽ giúp cho công tác BT&GPMB đƣợc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Nên có những chính sách, cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mƣu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác GPMB.

3.4.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng

- Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng từ Trung ƣơng đến cơ sở.

+ Phải thƣờng xuyên quan tâm thực hiện việc đáng giá phân loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thƣởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.

+ Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc.

- Trang bị đầu đủ các điều kiện và phƣơng tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng năm bắt, tổng hợp đƣợc nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn.

- Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn cần phải có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc thu hồi đất và bồi thƣờng thiệt hại nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

3.4.3.4. Tăng cường sự phối hợp từ Trung ương đến cơ sở và giữa các cơ quan với nhau

- Chính quyền địa phƣơng phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục đất có tính phức tạp của các gia đình nằm trong diện GPMB công trình đƣợc giải quyết nhanh, chính xác để ngƣời dân không thắc mắc, khiếu kiện.

- Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan quan tâm đầu tƣ và có chính sách tốt hơn cho công tác thực hiện GPMB nhƣ điều chỉnh chế độ hƣởng % của công trình. Đề nghị UBND huyện giao nhiệm vụ cho Ban BT&GPMB theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

3.4.3.5. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác khai thác và sủ dụng dự án

- Đối với những đối tƣợng ăn trộm sắt của dự án và cần bố trí lực lƣợng mai phục để bắt quả tang những trƣờng hợp ngƣời dân cắt rào chắn đƣờng để vào đƣờng cao tốc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Ban quản lý dự án phải phối hợp với công an giao thông giữ xe và xủ lý ngay những trƣờng hợp xe máy đi vào đƣờng dành cho ô tô…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau khi điều tra đánh giá công tác BT & GPMB tại dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng, kết luận nhƣ sau:

- Xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng là 2 đơn vị thuộc địa phận thành phố Thái Nguyên có Quốc lộ 3 chạy qua, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng đã thu hồi đất của 462 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn xã, phƣờng. Diện tích bị thu hồi là 440.775,44 m2

đất. trong đó:

+ Xã Lƣơng Sơn bị thu hồi 280.020 m2 bao gồm 18.023,40 m2 đất ở, 261.895,10 m2 đát sản xuất nông nghiệp và 101,50 m2 đất khác.

+ Phƣờng Tích Lƣơng bị thu hồi 160.755,4 m2

bào gồm 8.393,90 m2 đất ở, 150.568,80 m2 đất sản xuất nông nghiệp và 1.792,74 m2 đất khác.

- Dự án đƣợc phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng với tổng kinh phí là 98.931.950.887 đồng. trong đó:

+ Bồi thƣờng đất là 46.313.104.723 đồng.

+ Bồi thƣờng tài sản trên đất là 23.615.246.463 đồng. + Các khoản hỗ trợ là 21.077.299.867 đồng.

+ Kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng: 2.271.930.331 đồng. + Kinh phí dự phòng : 5.654.369.503 đồng.

- Quy trình công tác BT&GPMB đƣợc thực hiện đƣợc các ngành, các cấp có liên quan thực hiện tốt, đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, dân chủ, công khai và đúng pháp luật.

- Khung giá bồi thƣờng đất, cây cối, hoa màu, tài sản, vật kiến trúc về cơ bản đƣợc ngƣời dân chấp nhận mặc dù vẫn thấp hơn so với giá của thị trƣờng.

- Việc chi trả các khoản hỗ trợ cho ngƣời dân đã góp phần tích cực trong việc giải tỏa tâm lý lo ngại của ngƣời dân, tăng cƣờng lòng tin vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc.

- Công tác BT & GPMB dự án Công trình: “Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn qua xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng” tƣơng đối thuận lợi, dự án đã thống kê, bồi thƣờng xong đã chi trả tiền cho các hộ gia đình các nhân xong, đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tƣ thi công công trình và năm 2013 đã thông xe trên đoạn đƣờng, dự án đến nay đã phát huy đƣợc vai trò của nó.

- Nhìn chung dự án đã có những tác động tích cực đến đời sống của ngƣời dân trong khu vực cả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng

2. KIẾN NGHỊ

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc để từng bƣớc nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)