KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 35)

BÀN XÃ LƢƠNG SƠN VÀ PHƢỜNG TÍCH LƢƠNG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý * Xã Lương Sơn

Xã Lƣơng Sơn nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm hành chính thành phố khoảng 12 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.592,75 ha, chia làm 24 xóm. Vị trí của xã nhƣ sau [15]:

- Phía Đông giáp với huyện Phú Bình; - Phía Tây giáp với thị xã Sông Công; - Phía Nam giáp với huyện Phổ Yên; - Phía Bắc giáp với phƣờng Tân Thành.

Nằm trên địa bàn có sông Cầu, quốc lộ 3, quốc lộ 37 (nối thành phố Thái Nguyên với thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh…) và tiếp giáp với khu vực nội thành phố, đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lƣu văn hoá và đặc biệt phát triển hoạt động thƣơng mại - dịch vụ.

* Phường Tích Lương

Phƣờng Tích Lƣơng nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 7 km, có tổng diện tích tự nhiên là 932,46 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính nhƣ sau [14]:

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp phƣờng Phú Xá; - Phía Bắc, Tây Bắc giáp phƣờng Tân Lập;

- Phía Nam giáp xã Tân Quang – TX Sông Công; - Phía Đông giáp phƣờng Trung Thành;

Là phƣờng ven thành phố song do có QL3 chạy qua lại là cửa ngõ phía Nam của thành phố, các khu dân cƣ đô thị dần dần đƣợc hình thành nên phƣờng có nhiều thuận lợi trong giao lƣu kinh tế với các khu vực khác, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên 3.1.1.2. Địa hình

* Xã Lương Sơn

Xã Lƣơng Sơn có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lƣợng mƣa lớn. Cao độ nền tự nhiên tại khu vực bằng là 20 - 25m, cao độ tại khu vực đồi, gò là 50 - 60m. Hƣớng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông bắc xuống Tây nam. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu dân cƣ [15].

* Phường Tích Lương

Phƣờng có địa hình đồi núi, xen kẽ là các ruộng trũng dễ ngập lụt khi có mƣa lớn, độ cao trung bình của xã từ 20-50m so với mặt nƣớc biển. Với hƣớng dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam đã tạo cho xã một địa hình không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại [14].

3.1.1.3. Khí hậu

Xã Lương Sơn và phường Tích Lương [17] có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trƣng của khí hậu miền Bắc nƣớc ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 230C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (170 – 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).

- Mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

- Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độ ẩm cao nhất vào tháng 7; 8 (86 - 87%) và độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%).

- Gió, bão: Hƣớng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do nằm xa biển nên xã ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã Lƣơng Sơn chịu ảnh hƣởng chính của sông Cầu, có chiều dài chảy trên địa bàn xã khoảng 4,5 km; lƣu lƣợng nƣớc trung bình của sông là 51,4 m3/s; lƣu lƣợng nhỏ nhất (vào tháng 2; 3) là 11- 12 m3/s; lƣu lƣợng lớn nhất (vào tháng 7; 8) là 120- 130 m3/s; độ dốc bình quân là 1,75%. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có suối Lƣơng Sơn (có chiều dài 1,20 km, chiều rộng 35 m); ngòi Phố Hƣơng (có chiều dài 0,90 km, chiều rộng 5 m). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đƣờng thuỷ, phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và sinh hoạt của nhân dân [15].

Đối với phƣờng Tích Lƣơng có kênh Hồ Núi Cốc (kênh đào) dẫn nƣớc từ hồ Núi Cốc chảy qua và dẫn vào hồ chứa nƣớc Tích Lƣơng phục vụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có hệ thống các dòng suối nhỏ chảy xen kẽ các cánh đồng và nằm dọc theo ranh địa giới hành chính của xã theo phía Tây và phía Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiết nƣớc, đồng thời cung cấp nƣớc cho diện tích đất nông nghiệp của xã [14].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã Lƣơng Sơn chủ yếu là đất phù sa, đƣợc bồi đắp bởi sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp đặc biệt là cây trồng ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu. Ngoài ra còn đất vàng nhạt phát triển trên đá cát. Đây là đất đồi núi, loại đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất nông - lâm kết hợp [15].

Phƣờng Tích Lƣơng với tổng diện tích 932,46 ha đất tự nhiên bao gồm: đất Feralit nâu vàng trên các vùng đồi thấp và đất phù sa cổ tại các cánh đồng. Tuy nhiên tầng đất này có xuất hiện nhiều cuộn sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Loại đất này trồng lúa màu và cây hàng năm [14].

* Các nguồn tài nguyên khác Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp của xã Lƣơng Sơn có 15,79 ha, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Hiện tại chất lƣợng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các loại cây trồng chính nhƣ: bạch đàn, keo, phi lao và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vƣờn rừng với các loại cây trồng chính nhƣ vải, nhãn, hồng...[15]

Phƣờng Tích Lƣơng có 155,54 ha đất lâm nghiệp. Đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu phát triển ở phía Tây của xã, nơi có địa hình vùng đồi thấp [14].

Tài nguyên nhân văn

Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngƣời dân Lƣơng Sơn và Tích Lƣơng luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nƣớc chống ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý thức tự cƣờng khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội. Với truyền thống văn hoá đặc sắc, gắn liền với truyền thống anh dũng, kiên cƣờng trong đấu tranh cách mạng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Lƣơng Sơn nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung đã viết nên trang sử quê hƣơng rạng rỡ.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Trên địa bàn xã Lƣơng Sơn chƣa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, tiểu thủ công nghiệp và quá trình đô thị hoá phát triển chậm do đó vấn đề môi trƣờng trên địa bàn xã chƣa nổi cộm. Tuy nhiên trong vài năm gần đây cân bằng sinh thái của xã đang dần bị phá vỡ, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Một trong những nguyên nhân là: do sự giảm mạnh của hệ sinh thái rừng; trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng quá trình sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình; cùng với chất thải, nƣớc thải trong sinh hoạt, chăn nuôi... Ngƣợc lại với xã Lƣơng Sơn, phƣờng Tích Lƣơng mặc dù là một phƣờng ven thành phố nhƣng có quá trình đô thị hóa phát triển khá mạnh. Mật độ dân số trên địa bàn xã tập trung đông ở một khu vực, đặc biệt là sinh viên của các trƣờng đại học, trung cấp ở các tỉnh tập trung về học tập và sự tăng nhanh về các phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ ảnh hƣởng của nƣớc thải, khí thải, khói, bụi, tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh...đã gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc, đất ở các mức độ khác nhau.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn Đảng bộ và nhân dân xã Lƣơng Sơn và phƣờng Tích Lƣơng đã vƣơn lên giành đƣợc những kết quả khá toàn diện và ổn định. Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế đều vƣợt so với kế hoạch và giá trị sản xuất năm sau đạt cao hơn năm trƣớc. Đời sống nhân dân trên

địa bàn phƣờng xã đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đến nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng của các ngành tiểu thủ - công nghiệp và dịch vụ - thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn cả phƣờng và xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần giảm theo.

Đầu tƣ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang đƣợc chú trọng, sàng lọc đƣa vào sản xuất cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tích cực nhằm đƣa hiệu quả kinh tế cao.

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giữ ổn định 1.100 - 1.150 ha trên địa bàn xã Lƣơng Sơn, và 464,14 – 480 ha trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng. Từng bƣớc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch mùa vụ, thực hiện thâm canh, đƣa hệ số sử dụng đất nông nghiệp tăng dần

Đi đôi với phát triển cây hàng năm, diện tích cây lâu năm đƣợc chú trọng phát triển trên đất có địa hình dốc, đất vƣờn. Cho đến nay tổng diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã Lƣơng Sơn có 285 ha và phƣờng Tích Lƣơng có 165ha.

- Chăn nuôi: Nhìn chung ngành chăn nuôi trên địa bàn cả phƣờng và xã vẫn đƣợc duy trì và phát triển khá tốt, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi có hiệu quả nhƣ kết hợp chăn nuôi với kinh tế vƣờn, chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Công tác thú y đƣợc quan tâm, thƣờng xuyên tổ chức tiêm phòng, phổ biến phòng bệnh giúp nhân dân chủ động phòng bệnh phát triển chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân.

- Thuỷ sản: Hiện tại trên địa bàn xã Lƣơng Sơn có khoảng 26 ha đất nuôi trồng thuỷ sản ngọt, và trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng có 15,4 ha tuy nhiên diện tích manh mún và chịu ảnh hƣởng nhiều biến động của thời tiết do đó hoạt động thuỷ sản của xã phát triển không ổn định. Hàng năm giá trị kinh tế chỉ đạt khoảng 3 - 5% ngành nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Bằng các nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ và huy động trong nhân dân, Lƣơng Sơn đã cơ bản trồng hết diện tích rừng khai thác. Bên cạnh công tác trồng rừng, công tác quản lý rừng cũng đƣợc quan tâm hạn chế tối đa khả năng chặt phá rừng. Hiện nay nhiều khu vực trên địa bàn xã đang phát triển kinh tế vƣờn đồi kết hợp bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Cho đến nay trên địa bàn xã Lƣơng Sơn chƣa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, quy mô hoạt động của ngành hiện tại vẫn mang tính cá thể, hộ gia đình, số lƣợng mặt hàng chƣa phong phú, đa dạng. Các nghề tập trung chủ yếu nhƣ: sửa chữa, cơ khí, mộc dân dụng... và đang bắt đầu tham gia vào sản xuất mành cọ, thêu ren xuất khẩu. Năm 2011, toàn xã có 56 hộ hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp song số hộ theo các nghề này không ổn định và thƣờng xuyên. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt khoảng 5 tỷ đồng.

Trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng nhìn chung ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chiều hƣớng ngày một phát triển. Tốc độ tăng trƣởng mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn từ 1,31 tỷ năm 2005 lên 4 tỷ năm 2014. Bình quân tăng 0,30%/năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động thƣờng xuyên phát triển theo chiều sâu công nghệ mới, hiện đại đi đôi với mở rộng quy mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm đƣợc chú trọng.

c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn xã Lƣơng Sơn đang hình thành và phát triển. Tuy nhiên hoạt động mới chỉ ở mức quy mô hộ gia đình, buôn bán nhỏ với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của nhân dân nhƣ: kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, xăng dầu, vận tải… Hiện

tại tập trung chủ yếu dọc quốc lộ 3, quốc lộ 37. Năm 2011 toàn xã có khoảng 150 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, giá trị thu nhập ƣớc tính khoảng 6,50 tỷ đồng.

Những năm qua, kinh tế thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trƣởng khá cao. Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng với tốc độ tăng bình quân năm là 40,75%. Trong giai đoạn này số cơ sở kinh doanh thƣơng mại tăng nhanh, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực tƣ nhân, năm 2013 có 515 hộ kinh doanh và năm 2014 có thêm 620 hộ và 20 doanh nghiệp.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả điều tra về dân số trên địa bàn phƣờng Tích Lƣơng và xã Lƣơng Sơn năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣờng Tích Lƣơng Xã Lƣơng Sơn 1 Dân số Ngƣời 11.205 11.088 Tỷ lệ nam giới % 52,13 50,83 Tỷ lệ nữ giới % 47,87 49,17 2 Số hộ Hộ 2.033 2.665 Hộ nông nghiệp Hộ 1.309 1.870

Hộ phi nông nghiệp Hộ 724 795

3 Tỷ lệ gia tăng % 1,20 1,18

4 Mật độ dân số Ngƣời/km2 1.201 696

(Nguồn: UBND phường Lương Sơn, UBND xã Tích Lương)[14][15]

Theo số liệu thống kê tháng 12/2013, xã Lƣơng Sơn có 11.088 ngƣời, chiếm 4,71% tổng dân số toàn thành phố (trong đó nam giới 5.636 người; nữ giới 5.452 người), với 2.665 hộ gia đình, cơ cấu hộ gia đình là 4,16 khẩu/ hộ, mật độ dân số trung bình 696 ngƣời/km2. Dân số của xã hầu hết là dân tộc Kinh. Toàn xã có 24 xóm, trong đó dân số đông nhất là xóm Kè (795 người), xóm Pha (659 người) và dân số thấp nhất là xóm 2 Tân Sơn (140 người), xóm 3 Tân Sơn (211 người). Tỷ lệ

gia tăng dân số tự nhiên của xã là 1,18%.

Dân số phƣờng Tích Lƣơng có 11.205 ngƣời (chiếm 4,75% dân số toàn thành phố). Với 2033 hộ (Quy mô hộ là 5,5 ngƣời/hộ), tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,2%. Mật độ dân số của phƣờng là 1201 ngƣời/km2, thấp hơn so với mật độ dân số chung của thành phố là 1330 ngƣời/km2

.

b. Lao động, việc làmvà thu nhập

Năm 2013 số ngƣời trong độ tuổi lao động của xã là 6.794 ngƣời, trong đó lao động trong các ngành nông nghiệp có 4.757 ngƣời, lao động phi nông nghiệp 2.037 ngƣời. Số lao động đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu tập trung ở khu vực lao động phi nông nghiệp. Trong những năm qua, UBND xã chú trọng công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề, đồng thời khuyến khích, tạo điều

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đoạn qua xã Lương Sơn và phường Tích Lương thành phố Thái Nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)