Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) (Trang 44)

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra doanh thu và khả năng sinh lời của vốn. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý đánh giá được trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được nguyên nhân và tác động đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Sức sinh lời của

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế TNDN

x 10 0 (2.28 ) Vốn chủ sở hữu bình quân Nguồn: [01;Tr.231] Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt.

Sử dụng phương pháp Dupont ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

ROE = TS bình quân x Doanh thu thuần x LNST TNDN (2.29 ) VCSH bình quân TS bình quân Doanh thu thuần

Hay: RO E = Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu x Số vòng quay của tài sản x

Sức sinh lời của

doanh thu thuần (2.30) Nguồn: [01;Tr.232]

Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố đòn bẩy tài chính, hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Sức sinh lời của vốn đầu tư (ROI) Sức sinh lời của

vốn đẩu tư =

(LN trước thuế + CP lãi vay) x 10

0 (2.31)

Tổng nguồn vốn bình quân

Nguồn: [01;Tr.205]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng 1 đồng nguồn vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn tốt, khi đó ta so sánh với lãi suất tiền vay ngân hàng, chỉ tiêu này cao hơn lãi suất tiền vay ngân hàng là động lực giúp các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4.5. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

2.4.5.1. Lợi nhuận trên cổ phiếu (Earnings per commion share – EPS)

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi cổ phiếu phổ thông tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Lợi nhuận trên

cổ phiếu =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi

(2.32) Số cổ phiếu phổ thong lưu hành bình

quân

Nguồn: [01;Tr.245] Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi cổ phiếu phổ thông thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao, càng tốt. Chỉ tiêu này là căn cứ để doanh nghiệp trả cổ tức cho các cổ đông nhiều hay ít.

Do số lượng cổ phiếu thường phát hành trong các khoảng thời gian khác nhau nên số cổ phiếu thường bình quân được tính bằng cách lấy bình quân số cổ phiếu phát hành trong năm theo thời gian.

Số cổ phiếu phổ thông

bình quân = 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i i v t

(2.33)

Nguồn: Trang web http://www.cophieu68.com Trong đó: vi là số lượng cổ phiếu i phát hành

ti là số tháng lưu hành trong năm của cổ phiếu i

2.4.5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức DPS (Dividend Payout)

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu phổ thông so với lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phối cho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ chi trả cổ

tức =

Mức cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu phổ thông (2.34 ) EPS

Nguồn: Trang web http://www.cophieu68.com

2.4.5.3. Tỷ số P/E

Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty. Công thức như sau:

Tỷ số P/E = Giá cổ phần (2.35) Lợi nhuận trên cổ phần

Nguồn: Trang web http://www.cophieu68.com Chỉ số này cao quá cũng không tốt có thể do thị trường chứng khoán phát triển nóng. Chỉ tiêu này thấp quá càng không tốt, có thể do tình hình tài chính của công ty cổ phần yếu kém. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong nền kinh tế thị trường.

2.5. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính 6.1. Giai đoạn lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian, nội dung của công việc phân tích. Bởi vậy, kế hoạch phân tích được xây dựng càng tỉ mỉ và chi tiết thì kết quả của phân tích càng cao. Khi xây dựng kế hoạch phân tích, cần nêu rõ những vấn đề cơ bản như: Xác định mục tiêu phân tích, xác định nội dung phân tích, phạm vi phân tích; xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích.

2.5.2. Giai đoạn tiến hành phân tích 2.5.2.1 Thu thập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu

Đây là nội dung công việc quan trọng vì nó ảnh hưởng tới chất lượng thông tin chỉ tiêu phân tích. Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, ngoài báo cáo tài chính còn phải thu thập các tài liệu trên báo cáo kế toán quản trị và những thông tin khác như các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế, các thông tin về kinh tế ngành.

Sau khi thu thập dữ liệu phải tiến hành đối chiếu, kiểm tra giữa các kênh thông tin để được thông tin chuẩn nhất đưa vào phân tích

2.5.2.2 Phân tích dữ liệu

Dựa vào các hệ thống chỉ tiêu phân tích đã xây dựng được ở giai đoạn lập kế hoạch phân tích và dữ liệu đã thu thập và kiểm tra, ta tiến hành phân tích dữ liệu . Các chỉ tiêu này có thể so sánh với kế hoạch, các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các tiêu chuẩn định mức trong ngành, thậm chí so sánh với tiêu chuẩn định mức ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Cần xác định rõ những nguyên nhân và nhân tố tác động đến các chỉ tiêu.

2.5.2.3 Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối giai đoạn của quá trình phân tích cần phải tổng hợp lại, đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Từ đó rút ra những đánh giá, những ưu điểm và những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.5.3. Giai đoạn kết thúc

Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Trong giai đoạn này cần tiến hành các công việc cụ thể sau:

Viết báo cáo phân tích, báo cáo phân tích khái quát toàn bộ thông tin từ các chỉ tiêu phân tích: Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh hoạ, rút ra từ quá trình phân tích. Cần nêu rõ phương hướng và biện pháp phấn đấu trong kỳ kinh doanh tới. Cuối bản báo cáo phân tích cần đề xuất kiến nghị và chỉ kiến nghị những vấn đề có liên quan đến việc phân tích.

Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích: Sau khi đã hoàn thiện báo cáo phân tích hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp một mặt cần cung cấp những thông tin cho các đối tượng sử dụng, mặt khác phải hoàn thiện hồ sở phân tích để đưa vào lưu trữ. Hồ sơ phân tích thường bao gồm: bản báo cáo phân tích; hệ thống báo cáo tài chính;…

Tóm tắt chương 2:

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về phân tích báo cáo tài chính, đưa ra được phương pháp phân tích cũng như các chỉ tiêu tài chính về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn, phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh… làm cơ sở lý luận để phân tích báo cáo tài chính của VNM ở chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Việt nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

• Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm.

• Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK).

• Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

• Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK) với số vốn 1.590 tỷ đồng.

Ngày 19/01/2006: Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty là 1.752.756.700.000 đồng.

 Lĩnh vực Kinh doanh

• Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.

• Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu.

• Kinh doanh nhà. Môi giới, cho thuê bất động sản. Kinh doanh kho, bến bãi. • Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô. Bốc xếp hàng hóa.

Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang – xay – phin – hoà tan (không sản xuất, chế biến tại trụ sở).

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần sữa Việt nam Vinamilk

Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đang được áp dụng là cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay (trực tuyến). Theo cơ cấu này, các phòng ban đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty. Các bộ phận có nhiệm vụ báo cáo lên giám đốc công ty tình hình hoạt động, kết quả của mình. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị.

Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của công ty được mô tả theo Biểu 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần sữa Việt nam Vinamilk.

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ chế tài chính của công ty Cổ phần sữa Việt nam

Các nhóm sản phẩm chính của công ty:

- Sữa đặc, sữa vỉ.

- Sữa tươi, sữa chua uống, susu. - Sữa bột, bột dinh dưỡng.

- Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan). - Giải khát (nước trái cây, trà, nước tinh khiết, đậu nành). - Thực phẩm (bánh quy, chocolate).

- Cà phê.

Cơ chế tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt nam

Các hoạt động tài chính kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các hoạt động của Vinamilk. Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là hoạch định các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí cho toàn công ty; tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhất về tài chính và kế toán do Chính phủ, các định chế tài chính và Hội Đồng Quản trị ban hành. Bên cạnh đó việc đảm bảo tài sản/lợi nhuận của cổ đông được sử dụng đúng mục đích và tái đầu tư một cách hiệu quả cũng như việc đánh giá cơ hội đầu tư mới nhằm cực đại hóa lợi nhuận cho cổ đông công ty là một trong những trách nhiệm chính của phòng tài chính kế toán.

3.2. Tổ chức phân tích

Để thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính của Vinamilk, tác giả đã lập kế hoạch phân tích như sau:

Bước 1: Xây dựng lý luận về phân tích báo cáo tài chính. Bước 2: Thu thập dữ liệu.

Bước 3: Phân tích dữ liệu

Bước 4: Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 5: Viết báo cáo.

TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiêm kiêm kiêm kiêm GIÁM ĐỐC HC-NS GIÁM ĐỐC TC-KT GĐ CUNG ỨNG - ĐIỀU VẬN GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GIÁM ĐỐC MARKETING GIÁM ĐỐC KINH DOANH GĐ P. KHÁM ĐA KHOA GĐ TT NCDD & PTSP GIÁM ĐỐC XNKV GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Nguồn: Trang web http://www.vinamilk.com.vn

3.3. Dữ liệu & phương pháp phân tích

3.3.1. Dữ liệu

Tài liệu sử dụng để phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk bao gồm:

- Báo cáo tài chính của Công ty các thời điểm từ cuối năm 2008-2009 (Phụ lục số 5). - Báo cáo tài chính của Công ty các thời điểm từ cuối năm 2010 - 2011 (Phụ lục số 6). - Và một số tài liệu khác.

3.3.2. Các phương pháp phân tích sử dụng

Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp mô hình tài chính và phương pháp mô hình tài chính.

3.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

3.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Để phân tích cấu trúc tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt nam (Vinamilk), ta xem xét cơ cấu tài sản qua bảng 3.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2011 và sự biến động so với các năm 2008, 2009, 2010 của Công ty.

Về tài sản: Qua bảng 3.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần

Sữa Việt nam Vinamilk ta có thể thấy: tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2008 – 2011, cuối năm 2011 tổng tài sản đạt hơn 15.582 tỷ đồng, tăng 4.809 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 7.100 tỷ đồng so với năm 2009 và tăng 9.615 tỷ đồng so với năm 2008. Ta có thể thấy rõ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng. Tổng tài sản cuối năm 2011 tăng 161% so với năm 2008.

Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn trong tổng tài sản, cuối năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tăng từ mức 53% cuối năm 2008, 60% cuối năm 2009, năm 2010 xuống còn 55%, năm 2011 tăng lên mức 61%. Mặc dù cuối năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn có giảm 60% xuống còn 55%, tuy nhiên giá trị tài sản ngắn hạn vẫn liên tục tăng qua các năm từ 3.187 tỷ cuối năm 2008, 5.069 tỷ cuối năm 2009, 5.919 tỷ cuối năm 2010, 9.467 tỷ cuối năm 2011.

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) Đơn vị tính: Triệu đồng, %

STT CHỈ TIÊU

Cuối năm Cuối năm 2011 so với cuối năm

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.187.605 53% 5.069.157 60% 5.919.802 55% 9.467.683 61% 6.280.078 197% 4.398.526 87% 3.547.881 60%

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 338.654 6% 426.135 5% 613.472 6% 3.156.515 20% 2.817.861 832% 2.730.380 641%

2.543.04

3 415% II Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 374.002 6%

2.314.25

3 27% 1.742.260 16% 736.033 5% 362.031 97% -1.578.220 -68%

-

1.006.227 -58% III Các khoản phải thu ngắn

hạn 646.385 11% 728.634 9% 1.124.862 10% 2.169.205 14% 1.522.820 236% 1.440.571 198% 1.044.34 3 93% IV Hàng tồn kho 1.775.342 30% 1.311.76 5 15% 2.351.354 22% 3.272.496 21% 1.497.154 84% 1.960.731 149% 921.142 39% V Tài sản ngắn hạn khác 53.222 1% 288.370 3% 87.854 1% 133.434 1% 80.212 151% -154.936 -54% 45.580 52% B TÀI SẢN DÀI HẠN 2.779.354 47% 3.412.879 40% 4.853.229 45% 6.114.988 39% 3.335.634 120% 2.702.109 79% 1.261.759 26% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I Các khoản phải thu dài hạn 475 0% 8.822 0% 23 0% - - - - - -

II Tài sản cố định 1.936.923 32% 2.524.964 30% 3.428.572 32% 5.044.762 32% 3.107.839 160% 2.519.798 100% 1.616.190 47%

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) (Trang 44)