Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) (Trang 41)

Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu: Mức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn đầu tư, sức sinh lời của doanh thu thuần.

Sức sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời

của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

x100 (2.18 ) Tài sản bình quân

Nguồn: [01;Tr.206]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt.

Phân tích ROA theo mô hình Duppont, ta có:

ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần (2.19)

Doanh thu thuần Tài sản bình quân Hay:

ROA = Tỷ suất lợi nhuận thuần x Số vòng quay tài sản bình quân

Nguồn: [01;Tr.211] Như vậy theo mô hình phân tích này: ROA phụ thuộc vào hai yếu tố là tỷ suất lợi nhuận thuần và số vòng quay tài sản bình quân. Do vậy, khi phân tích ROA chúng ta cần nghiên cứu và xem xét hai yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra các biện pháp làm tăng ROA. Số vòng quay tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản. Tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao thì sức sinh lời của tài sản càng tăng lên.

Tỷ suất lợi nhuận cao được cho là tích cực, vì lợi nhuận sau thuế càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thuần trong kỳ. Trong trường hợp này, cũng có thể nhận định, doanh nghiệp quản lý chi phí tốt bởi lợi nhuận chính là phần còn lại của doanh thu mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh. Như vậy, khi xem xét tỷ suất lợi nhuận thuần, ta không những có thể đánh giá tỷ lệ lợi nhuận sau thế so với doanh thu thuần, mà còn biết được khái quát hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận thuần phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh vì vậy khi đánh giá, người phân tích cần liên hệ với ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Sức sinh lời của vốn

chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế TNDN

(2.20) Vốn chủ sở hữu bình quân

Nguồn: [01;Tr.206]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuân sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt.

Sức sinh lời của doanh thu thuần (ROS)

Sức sinh lời của = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (2.21)

doanh thu thuần Doanh thu thuần

Nguồn: [01;Tr.206]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích cứ 1 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp tốt.

2.4.4.2 Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của tài sản

Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần (2.22) Tài sản bình quân

Nguồn: [01;Tr.208]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Số vòng quay của

tài sản ngắn hạn =

Tổng doanh thu thuần

(2.23) Tài sản ngắn hạn bình quân

Nguồn: [01;Tr.217]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận động nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt.

Số vòng quay của hàng tồn kho

Số vòng quay của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (2.24)

Hàng tồn kho bình quân

Nguồn: [01;Tr.220]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho Thời gian một vòng

quay hàng tồn kho =

Thời kỳ của kỳ phân tích

(2.25) Số vòng quay của hàng tồn kho

Nguồn: [01;Tr.221]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thì thời gian một vòng quay hàng tồn kho là bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp thì hàng tồn kho vận động càng nhanh và hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân (2.26) Tổng doanh thu thần Nguồn: [01;Tr.221]

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho càng cao, vì chi phí về hàng tồn kho thấp so với doanh thu thuần tạo ra trong kỳ.

Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn

Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(2.27) Tài sản ngắn hạn bình quân

Nguồn: [01;Tr.216]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản ngắn hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w