Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 58)

L ÃI SUẤT THẤP CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG RẤT TỐT KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DO TÍNH NHẠY CẢM CỦA MỨC Ã

3.3.8.Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Khi cần vay vốn, khách hàng có thể thổi phồng năng lực của mình, công tác thẩm định cần xem xét, đánh giá đúng thực chất năng lực của khách hàng, giúp ra quyết định tín dụng đúng, đảm bảo hiệu quả công tác nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên không phải vì thế mà thẩm định, đánh giá thấp đi năng lực của khách hàng dẫn đến quyết định sai lầm, làm mất đi khách hàng. Do đó, các ngân hàng phải liên tục cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay.

- Trước hết ngân hàng phải hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở cho công tác thẩm định, bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

- Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau: Đánh giá được mức độ tin cạy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

- Tăng cường tìm hiểu, sử dụng các thông tin tín dụng khách hàng làm căn cứ thẩm định.

- Tăng cường thẩm định mọi mặt: năng lực pháp lý, tư cách của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng và phương án sử dụng vốn.

Cán bộ tín dụng cần xác định chính xác năng lực pháp lý của khách hàng, và tìm hiểu về tư cách đạo đức, lối sống của khách hàng. Đồng thời xem xét mục đích

Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng cần đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cá nhân qua các tất cả các yếu tố: thu nhập hàng tháng của khách hàng, công việc và nơi làm việc hiện tại của khách hàng, số tài sản tích lũy của khách hàng như bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và các tài sản khác…qua đó xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên báo cáo tài chính có thể có những sai sót, chỉnh sửa, các cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng linh hoạt để nhận định, đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng.

Với khách hàng doanh nghiệp công tác thẩm định cần tập trung vào thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay của khách hàng doanh nghiệp, cũng như luồng thu nhập mà dự án sản xuất kinh doanh mang lại phù hợp với thời điểm, tiến trình trả nợ.

-Ngân hàng cần tập trung vào việc thẩm định tài sản đảm bảo, vì đây là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Song việc thẩm định giá trị, cũng như tính pháp lý của tài sản đảm bảo không dễ dàng, ngân hàng cần có đào tạo những cán bộ giỏi chuyên thực hiện công tác thẩm định tài sản để kết hợp với cán bộ tín dụng nhằm kiểm tra chính xác các yếu tố nhạy cảm của tải sản đảm bảo như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng, khả năng chuyển nhượng của tài sản người vay, cũng như thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các qui định hiện hành.

- Bên cạnh việc thẩm định các yếu tố liên quan đến khách hàng, ngân hàng cần phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng. Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngoài nên có thể sẽ bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, việc phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn của khách hàng là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình thẩm định. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản cho vay. Từ đó đưa ra các dự báo các điều kiện ảnh hưởng đến khoản vay để ra quyết định cho vay, cũng như xây dựng biện pháp phòng ngừa, xử lí rủi ro tín dụng.

- Việc đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính của khách hàng là nhiệm vụ hết sức, khó khăn và phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích tài chính, nắm rõ hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau… Do đó, cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những qui định của Nhà nước về một số vấn đề như: qui định về dự toán vốn đầu tư xây dựng, qui định về đấu thầu, qui định về bảo vệ môi trường, qui định về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, qui định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp, qui định về chế độ khấu hao tài sản cố định, qui định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, qui định về tiền thuế, … Cán bộ tín dụng cẩn sử dụng tổng hợp những chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, vòng quay vốn lưu động,… và phải có sự so sánh với hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề tương ứng để có thể đưa ra những kết luận chính xác. Ngoài ra, trong những dự án lớn, phức tạp liên quan đến những ngành nghề mà cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể thuê các chuyên gia về lĩnh vực đó tư vấn thêm. Đồng thời phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để có được sự phân tích, tổng hợp, dự báo tốt nhất về khả năng của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác nhất, giúp nâng cao hiệu quả cho vay.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 58)