NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập tháng 10/1991 trên cở sở sáp nhập 8 đơn vị trực thuộc tỉnh Hà Sơn Bình cũ và 6 đơn vị thuộc ngân hàng thuộc thành phố Hà Nội chuyển
giao. Hiện tại, chi nhánh có trụ sở chính tại 34 đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà
Nội.
Từ khi được thành lập tới nay, Ngân hàng đã có các tên gọi: - NHNo Hà Sơn Bình (1988 – 1991)
- NHNo tỉnh Hà Tây (1991 – 1996)
- NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây (1996 – 31/7/2008)
- Từ ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội ngân hàng được đổi tên thành NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây, thành phố Hà Nội.
Các nghiệp vụ mà chi nhánh đang cung cấp:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức. Phát hành kì phiếu nội và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Chi trả kiều hối, kinh doanh nghoại tệ. - Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK. - Chuyển tiền nhanh qua mạng điện tử. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Chi trả lương cán bộ, công nhân viên - Ủy thác đầu tư trong và ngoài tnước.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, NHNo&PTNT Hà Tây đã không ngừng hoàn thiện nguyên tắc tổ chức, đào tạo cán bộ, trang thiết bị phương tiện kĩ thuật để phục vụ hoạt động ngân hàng ngày càng tốt hơn.
NHNo&PTNT Hà Tây là ngân hàng đầu tiên của tỉnh Hà Tây trước đây được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và chi nhánh luôn làm tốt hoạt động của mình để xứng
đáng với danh hiệu do Chủ tịch nước ban tặng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
( Nguồn: theo C/V 1034/NHNo-HCSH v/v mô hình tổ chức NHNo Hà Tây)
Đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây có 17 chi nhánh loại 3, 58 phòng giao dịch ở 14 huyện, thành phố. Với mạng lưới rộng khắp cùng với sự chỉ đạo giám sát của ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Tây đã có những bước tiến vượt bậc, thị phần của chi nhánh chiếm tới 60% trên địa bàn hoạt động.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Tây các năm từ 2008 đến 2010
Huy động tiền gửi là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động tiền gửi, vì thế bất kỳ Ngân hàng nào cũng chú trọng đến hoạt động này. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng, NHNo&PTNT Hà Tây đã hoàn thành tốt công tác huy động tiền gửi theo kế
hoạch đã xây dựng.
Năm 2008 thị trường tiền tệ bất ổn, gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động tiền gửi. Song chi nhánh đã thường xuyên tìm nhiều giải pháp thiết thực để đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,... nhằm tăng tiền gửi, nhất là tiền gửi từ dân cư. Nhờ vậy, tiền gửi trong dân cư luôn đạt cao, chiếm trên 70% tổng tiền gửi huy động. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ niềm tin rất lớn của khách hàng đối với chi nhánh
Bảng 2.2 : Tình hình huy động tiền gửi của NHNNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
I. Theo loại nguồn vốn 7621 100 7974 100 9060 100
1.Tiền gửi các TCKT, ủy
thác đầu tư, kho bạc 2229 29,24 2014 25,26 2050 22,63
2. Tiền gửi dân cư 5392 70,75 5960 74,74 7010 77,37
II. Theo đồng tiền 7621 100 7974 100 9060 100
1. Nội tệ 6853 89,92 7236 90,74 8295 91,56
2. Ngoại tệ đã quy đổi ra
VND 768 10,08 738 9,26 765 8,44
III. Theo kỳ hạn 7621 100 7974 100 9060 100
1. Tiền gửi KKH 1727 22,66 1834 23 1513 17
2. Tiền gửi có kì hạn 5894 77,34 6140 77 7547 83
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây )
Qua bảng trên ta thấy hoạt động huy động tiền gửi của Chi nhánh Hà Tây có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được là 7621 tỷ đồng, năm 2009 tăng thành 7947 tỷ đồng, tăng 4,27% so với 2008 và đến năm 2010 là 9060 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước.
Năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu khiến cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động của Chi nhánh Hà Tây cũng ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, sau hơn một năm hoạt động, với những biện pháp thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư như tăng lãi suất cùng xác chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự
thưởng, ưu đãi đặc biệt với khách hàng khi gửi tiết kiệm, ... tổng tiền gửi huy động được cả năm 2008 đạt 7621 tỷ đồng.
Xác định được huy động tiền gửi là một hoạt động quan trọng của ngân hàng nên sang năm 2009, Chi nhánh Hà Tây đã đưa ra hàng loạt các biện pháp như đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, phát triển nhiều kênh huy động vốn hấp dẫn hơn, tăng cường triển khai quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cùng với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, tổng tiền gửi huy động được cả năm 2009 là 7947 tỷ đồng
Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động xuống khắp các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận giao dịch với ngân hàng. Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của NHNo&PTNT Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thánh thức. Chính vì thế, Chi nhánh Hà Tây vẫn duy trì tốc độ tăng tiền gửi huy động năm 2010 là 9060 tỷ đồng, tăng 1086 tỷ đồng so với năm 2009, đạt tốc độ tăng 14% năm.
Về cơ cấu loại tiền gửi huy động, nguồn huy động chủ yếu của Chi nhánh là từ dân cư: năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư là 5392 tỷ đồng, chiếm 70,75 % tổng nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như tổ chức tín dụng khác chỉ chiếm phần nhỏ.
Năm 2009, hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp là khá nhộn nhịp, đây là điều kiện tốt giúp Chi nhánh thực hiện công tác nguồn vốn. Ngoài ra, trong năm này, các ngân hàng thương mại bước vào cuộc chạy đua lãi suất lãi suất tiền gửi thời kỳ cao nhất đến 19% hấp dẫn một lượng tiền gửi khá lớn vào ngân hàng. Kết quả là trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hà Tây đạt 7974
tỷđồng. Trong đó nguồn huy động từ dân cư đạt 5960 tỷ đồng chiếm 74,74% tổng
vốn, con số này tăng 568 tỷ đồng so với năm 2008
Đến năm 2010, tiền gửi huy động từ dân cư năm 2010 đã tăng 1050 tỷ đồng so với năm 2009. Sở dĩ có điều này là do năm 2010 Chi nhánh đi sâu và chú ý các biện pháp tuyên truyền quảng cáo thu hút, hỗ trợ khách hàng, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới như huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến
mại bằng tiền có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng và số lượng huy động tiền gửi từ dân cư.
Xét theo loại tiền gửi, chủ yếu tiền được gửi tại chi nhánh dưới dạng Việt Nam đồng. Tiền gửi nội tệ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng tiền gửi huy động. Cụ thể chiếm 89,92% năm 2008, 90,74% năm 2009 và chiếm 91,56% năm 2010. Có thể thấy tỷ trọng tiền gửi Việt Nam đồng đang dần tăng lên qua các năm.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian, nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao so với các nguồn vốn khác, chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.
Có được kết quả tích cực trên là do ngân hàng có chủ trương huy động linh hoạt, hợp lý với về lãi suất, kỳ hạn cũng như hình thức huy động phù hợp. Đối với khách hàng tổ chức kinh tế, tuy là nguồn vốn có tính ổn định thấp song cũng rất quan trọng nhằm thu hút các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
NHNo&PTNT Hà Tây có một lợi thế khá mạnh so với các NHTM khác trên địa bàn là thu hút được nguồn vốn ủy thác đầu tư từ nguồn tiền của kho bạc Nhà nước. Những nguồn vốn này khá rẻ so với các nguồn vốn khác song lại chiếm tỷ trọng không nhỏ, nó góp phần làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh.
Bên cạnh nguồn vốn nội tệ huy động được, chi nhánh cũng thúc đẩy việc huy động nguồn vốn ngoại tệ, bởi vì nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế.