Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 57)

L ÃI SUẤT THẤP CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG RẤT TỐT KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DO TÍNH NHẠY CẢM CỦA MỨC Ã

3.3.7.Hoàn thiện quy trình tín dụng

Việc xác dựng và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay và giảm thiểu rủi ro cho vay. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

Trước hết ngân hàng phải xây dựng đầy đủ và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế, quy trình tín dụng, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam.

Cần xây dựng quy trình tín dụng rõ ràng, tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, chức năng trong các khâu của quá trình cấp tín dụng. Phân tách thực hiện nhưng phải kết nối thông tin của khách hàng trong các khâu cụ thể Đề xuất tín dụng – Phê duyệt tín dụng – Giải ngân – Thu nợ, khâu sau kiểm tra khâu

trước, khâu trước hỗ trợ khâu sau… đảm bảo nâng cao hiệu quả khoản tín dụng. Mặt khác, ngân hàng cần chú ý đến yếu tố thủ tục và thời gian của một quy trình tín dụng. Thủ tục cho vay lên được đơn giản hóa song phải đầy đủ các yếu tố cần thiết, quan trọng. Thời gian chờ đợi quyết định cho vay đối với khách hàng lên quy định cụ thể, nhanh nhất song phải đủ để cán bộ tín dụng có thể hoàn thành công tác thẩm định, quyết định cấp tín dụng.

Cuối cùng là tổ chức nghiên cứu, áp dụng, tập huấn và quán triệt thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình tín dụng đã đề ra.

3.3.8. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Khi cần vay vốn, khách hàng có thể thổi phồng năng lực của mình, công tác thẩm định cần xem xét, đánh giá đúng thực chất năng lực của khách hàng, giúp ra quyết định tín dụng đúng, đảm bảo hiệu quả công tác nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên không phải vì thế mà thẩm định, đánh giá thấp đi năng lực của khách hàng dẫn đến quyết định sai lầm, làm mất đi khách hàng. Do đó, các ngân hàng phải liên tục cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay.

- Trước hết ngân hàng phải hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở cho công tác thẩm định, bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

- Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau: Đánh giá được mức độ tin cạy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

- Tăng cường tìm hiểu, sử dụng các thông tin tín dụng khách hàng làm căn cứ thẩm định.

- Tăng cường thẩm định mọi mặt: năng lực pháp lý, tư cách của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng và phương án sử dụng vốn.

Cán bộ tín dụng cần xác định chính xác năng lực pháp lý của khách hàng, và tìm hiểu về tư cách đạo đức, lối sống của khách hàng. Đồng thời xem xét mục đích

Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng cần đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cá nhân qua các tất cả các yếu tố: thu nhập hàng tháng của khách hàng, công việc và nơi làm việc hiện tại của khách hàng, số tài sản tích lũy của khách hàng như bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và các tài sản khác…qua đó xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên báo cáo tài chính có thể có những sai sót, chỉnh sửa, các cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng linh hoạt để nhận định, đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng.

Với khách hàng doanh nghiệp công tác thẩm định cần tập trung vào thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay của khách hàng doanh nghiệp, cũng như luồng thu nhập mà dự án sản xuất kinh doanh mang lại phù hợp với thời điểm, tiến trình trả nợ.

-Ngân hàng cần tập trung vào việc thẩm định tài sản đảm bảo, vì đây là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Song việc thẩm định giá trị, cũng như tính pháp lý của tài sản đảm bảo không dễ dàng, ngân hàng cần có đào tạo những cán bộ giỏi chuyên thực hiện công tác thẩm định tài sản để kết hợp với cán bộ tín dụng nhằm kiểm tra chính xác các yếu tố nhạy cảm của tải sản đảm bảo như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng, khả năng chuyển nhượng của tài sản người vay, cũng như thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các qui định hiện hành.

- Bên cạnh việc thẩm định các yếu tố liên quan đến khách hàng, ngân hàng cần phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng. Mỗi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khi thực tế đi vào hoạt động sẽ chịu rất nhiều nhân tố tác động từ bên ngoài nên có thể sẽ bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, việc phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn của khách hàng là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình thẩm định. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản cho vay. Từ đó đưa ra các dự báo các điều kiện ảnh hưởng đến khoản vay để ra quyết định cho vay, cũng như xây dựng biện pháp phòng ngừa, xử lí rủi ro tín dụng.

- Việc đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính của khách hàng là nhiệm vụ hết sức, khó khăn và phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích tài chính, nắm rõ hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau… Do đó, cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những qui định của Nhà nước về một số vấn đề như: qui định về dự toán vốn đầu tư xây dựng, qui định về đấu thầu, qui định về bảo vệ môi trường, qui định về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, qui định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp, qui định về chế độ khấu hao tài sản cố định, qui định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, qui định về tiền thuế, … Cán bộ tín dụng cẩn sử dụng tổng hợp những chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, vòng quay vốn lưu động,… và phải có sự so sánh với hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề tương ứng để có thể đưa ra những kết luận chính xác. Ngoài ra, trong những dự án lớn, phức tạp liên quan đến những ngành nghề mà cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể thuê các chuyên gia về lĩnh vực đó tư vấn thêm. Đồng thời phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để có được sự phân tích, tổng hợp, dự báo tốt nhất về khả năng của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác nhất, giúp nâng cao hiệu quả cho vay.

3.3.9. Hoàn thiện công tác định dạng, kiểm soát và hạnchế rủi ro cho vay. chế rủi ro cho vay. chế rủi ro cho vay. chế rủi ro cho vay.

Định dạng được rủi ro từ đó có biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra là việc làm rất quan trọng để nâng cao hiệu quả cho vay, do đó các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng đã song song thực hiện công tác định dạng và kiểm soát rủi ro. Hiện tại hệ thống xếp hạng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây chưa trở thành một hệ thống hoàn chỉnh, phần lớn các chỉ tiêu mới được triển khai thông qua kinh nghiệm của ban lãnh đạo, cũng như cán bộ nhiều kinh nghiệm. Thời gian tới ngân hàng cần thiết lập những tiêu chí trên cơ sở khoa học, và học tập những kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong nước và quốc tế, để làm tốt hơn công tác định dạng và kiểm soát rủi ro. Một số biện pháp cụ thể là:

-Ngân hàng cần thu thập và phân tích tổng hợp các yếu tố về khách hàng. Với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân cần xác định tỷ lệ các yếu tố tài chính và phi tài chính phù hợp làm căn cứ cấp tín dụng, đặc biệt quan tâm tới các yếu tố phi tài chính. Kết hợp với kết quả của việc thu thập và phân tích các yếu tố về khách hàng, ngân hàng tiến hành phân hạng khách hàng phù hợp với độ an toàn và lợi nhuận khách hàng mang đến. Trên cơ sở đó ngân hàng hoạch định chính sách

cho vay phù hợp với từng phân hạng khách hàng.

- Đồng thời cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tiếp tục tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

- Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Hoạt động này

cần được tăng cường nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoạt động đầu tư có hiệu quả và phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

- Đẩy mạnh áp dụng linh hoạt các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng như các

mô hình Credit Metrics của JP Morgan, mô hình Credit Risk, mô hình Portfilio View để hoàn thiện chính sách đánh giá khách hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời hiện đại hóa việc cung cấp thông tin tín dụng cho ban lãnh đạo phục vụ hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Xây dựng các giải pháp đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thông bất cân xứng... bằng cách thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

- Hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng làm nhiệm vụ định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và nhưng tác động của nó đến hoạt động ngân hàng. Từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng

3.3.10. Giải quyết triệt để công tác thu hồi và xử lý nợ.

Mặc dù công tác trích lập dự phòng được NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây thực hiện đầy đủ, song việc trích lập dự phòng hàng năm đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng, do đó việc giải quyết triệt để công tác thu hồi và xử lý nợ là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện tốt công tác này phải kết hợp và sử dụng linh hoạt một số biện pháp như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho từng khoản nợ xấu.

- Đối với các khoản vay chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với khách hàng để đưa ra phương án kinh doanh hợp lý để thay đổi tình hình kinh doanh hiện tại, cần thiết có thể tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng…nhằm khuyến khích khách hàng và tạo nguồn cho khách hàng trả nợ tốt hơn.

- Với các khoản vay có tài sản đam bảo, xử lý linh hoạt bằng các cách thu hồi tài sản, cho thuê tài sản, liên doanh hoặc góp vốn bằng chính tài sản đó để trừ nợ, bán nợ co công ty mua bán nợ…

- Đối với khách hàng cố tình không trả có thể sử kiện ra tòa để xử lý. Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chức năng: tòa án, công an, ủy ban nhân dân…để nâng cao khả năng thu hồi nợ.

-Xử lý những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng là những bất cập trong cơ chế, chính sách liên quan đến việc xử lý các tài sản đảm bảo, về khả năng chuyển nợ thành vốn góp. Điều này phải cần có sự phối hợp giữa ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tích cực giải quyết nợ tồn đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro

- Tiếp tục hoàn thiện công tác thu hồi nợ theo hướng chuyên nghiệp, giao quyền tự chủ cho các cán bộ thu hồi nợ trực tiếp tìm giải pháp thu hồi nợ.

3.3.11. Tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra sauvay.vay.vay. vay.

Môi trường kinh tế thường xuyên biến động khiến cho phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng như đã thẩm định ban đầu không tránh khỏi những rủi ro dẫn đến hiệu quả giảm sút, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Cũng như nguồn vốn sau khi giải ngân cho khách hàng có thể được sử dụng sai mục đích ban đầu. Trong khi đó, công tác giám sát, kiểm tra sau cho vay chưa được quan tâm xứng đáng, cán bộ tín dụng thực hiện giám sát, kiểm tra sau cho vay chỉ mới kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng qua các báo cáo gửi đến cho ngân hàng. Việc kiểm tra khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có thêm nhu cầu vay vốn hoặc phát sinh nợ quá hạn. Vì vậy, không đánh giá được hết tình hình thực tế khách hàng và không có những biện pháp kịp thời trong công tác thu hồi nợ. ….Những điều này đe dọa tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đó ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, kiểm tra sau cho vay.

do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng phải chủ động thường xuyên đi khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh…của khách hàng để phát hiên kịp thời

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây (Trang 57)