Kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN M.I.T VIỆT NAM (Trang 66)

Nhân viên kinh doanh

3.4.Kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc

Vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng mang đậm tính truyền thống, bản sắc văn hóa như hàng TCMN. Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN tại công ty TNHH M.I.T Việt Nam.

Cải cách các thủ tục hành chính 3.4.1.

Hiện nay, các thủ tục hành chính của Nhà nước còn rườm rà, điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu như công ty M.I.T Việt Nam nói riêng. Yếu tố cản trở lớn nhất chính là khâu thông quan, thủ tục nhiều khâu, làm giảm tiến độ giao hàng của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh và làm tăng chi phí kinh doanh.

Nhà nước cần tiếp tục và có thêm những biện pháp để đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, lành mạnh hóa trong các cơ quan chức năng như thuế vụ, hải quan, ngân hàng… đổi mới quy chế và cách thức làm việc, giảm quy trình cấp giấy phép, đồng thời có thể mở thêm các phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu khu vực. Bên cạnh đó, cần có văn bản rõ ràng về việc nhập mác, mã vạch của khách hàng nước ngoài để đính vào hàng TCMN.

Tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN 3.4.2.

Vốn để phát triển sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các làng nghề nói chung và ngành TCMN nói riêng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN ngày càng

có chất lượng cao hơn. Nhà nước có thể tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các ngân hàng thương mại quốc doanh… Khi nguồn vốn được đảm bảo, các cơ sở sẽ có điều kiện trang bị máy móc, đầu tư công nghệ mới và phát triển sản xuất.

Chính sách đối với các làng nghề và nghệ nhân 3.4.3.

Nghề TCMN truyền thống của Việt Nam được duy trì và phát triển chủ yếu ở các làng nghề. Trong cả nước có đến hàng ngàn làng nghề, có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, thậm chí là hàng ngàn năm nay (Gốm Bát Tràng có từ hơn 500 năm, nghề tơ lụa Hà Đông có từ 1700 năm…).

Trong quá trình phát triển, làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó khăn như thiếu vốn hoạt động, cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường…Để các ngành nghề nghề TCMN và các làng nghề duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ làng nghề, cụ thể như sau:

- Phổ biến, hướng dẫn các chính sách, thủ tục đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có hoặc sẽ được Nhà nước ban hành.

- Chính phủ cần thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi, đường dây tải điện…), dự án xử lý các vấn đề môi trường …tại khu vực làng nghề. Bên cạnh đó, có các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN, xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN.

- Tổ chức, thành lập, duy trì và phát triển hiệp hội các làng nghề. Sự ra đời các hiệp hồi này sẽ làm tăng thêm mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước cần kêu gọi các công ty, các cơ sở xuất khẩu hàng TCMN tham gia và hiệp hội bằng các chính sách khuyến khích như: miễn giảm thuế, có ưu đãi riêng về thủ tục vay vốn ngân hàng…

Nghệ nhân, thợ giỏi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nghề và làng nghề. Chính sách đối xử với nghệ nhân, thợ giỏi được thực hiện tốt là một đảm bảo duy trì và phát triển đội ngũ thợ lành nghề trong các làng nghề TCMN truyền thống , góp phần bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích như:

- Phong tặng danh hiệu “nghệ nhân”, “bàn tay vàng” cho những thợ giỏi, có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn, phát triển làng nghề và kèm theo các giải thưởng nhằm khuyến khích họ phát huy tài năng.

- Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.

- Bồi dưỡng miễn phí các kiến thức về hội họa, mỹ thuật cho các nghệ nhân tại các trường mỹ thuật.

Chính sách cung ứng nguyên vật liệu cho các làng nghề 3.4.4.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN khắc phục một số khó khăn hiện nay trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khai thác ở trong nước, nhất là một số nguyên liệu như gỗ, mây… đề nghị Nhà nước cho áp dụng một số biện pháp sau:

Đối vớ gỗ, nguyên liệu khai thác từ vùng tự nhiên được các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW giao hạn mức cho các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành địa phương mình quản lý (trên cơ sở hạn mức chung do Chính phủ phê duyệt) đề nghị ưu tiên giao cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Các đơn vị này phải quyết toán việc sử dụng gỗ nguyên liệu cho các hợp đồng đó để được giao hạn mức gỗ nguyên liệu cho năm sau và được nhận gỗ trực tiếp từ các đơn vị khai thác gỗ tránh việc giao nhận lòng vòng đẩy giá thành lên cao, khó cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.

Đối với các loại nguyên vật liệu khác như song mây, tre, lá … các đơn vị nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên liệu (mây, vườn…) phục vụ cho xuất khẩu (giao đất, giảm tiền thuê đất hoặc giảm thuế sử dụng đât…).

Nhà nước tổ chức, xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu để cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất gốm sứ, vì các cơ sở sản xuất thường không đủ khả năng vốn và kỹ thuật để đầu tư xây dựng công nghiệp này. Nguyên liệu được khai thác, xử lý đúng qui trình công nghệ vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu, bảo đảm chất lượng nguyên liệu đầu vào do đó nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá trên thi trường thế giới.

Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu 3.4.5.

Thành lập thêm một số trung tâm xúc tiến thương mại (chủ yếu là khuyếch trương xuất khẩu) tại một số nơi ở nước ngoài. Các trung tâm này có các gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê để trưng bày chào hàng xuất khẩu với giá khuyến khích.

Phục vụ lễ hội của các nước trên thế giới là một hướng quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN. Trên thế giới, hàng năm có rất nhiều lễ hội của các dân tộc, nếu

biết nắm bắt được nhu cầu, thiết kế mẫu mã hàng phù hợp với nhu cầu của từng lễ hội về ăn mặc, trò chơi giải trí, vật lưu niệm…thì có rất nhiều cơ hội để bán hàng, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ. Để có thể triển khai việc xuất khẩu phục vụ các nhu cầu lễ hội của các nước trên thế giới như là một trong những mũi nhọn khuyếch trương hàng TCMN trong những năm tới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty TNHH M.I.T Việt Nam bao gồm các chính sách về đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, các giải pháp hoàn thiện chính sách giá, mở rộng hệ thống kênh phân phối, các chương trình, biện pháp xúc tiến bán, nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng truyền thống như công ty sang thế giới.

Hy vọng rằng với các giải pháp được đưa ra ở trên, công ty TNHH M.I.T Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN hàng đầu trong khu vực.

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các công ty cần phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Muốn đạt được điều này thì công tác marketing càng phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa mới mong duy trì uy tín của công ty đồng thời đối phó với mọi tình huống nảy sinh trong thời buổi kinh tế thị trường đầy rẫy khó khăn và thách thức như hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức được điều này, trong 7 năm liên tục hoạt động và phát triển, công ty TNHH M.I.T Việt Nam đã và đang tích cực hoàn thiện, mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng TCMN cũng như uy tín của mình.

Qua đợt thực tập này em đã được tiếp cận với tình hình làm việc thực tế của công ty, được xem xét và quan sát về tổ chức quản lý nhân sự, các chiến lược kinh doanh, marketing của công ty. Từ đó em củng cố, và hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức đã được học ở nhà trường, đây cũng là đợt thực tế có ý nghĩa sâu sắc với em để em có thể rèn luyện thêm cho mình các kỹ năng xã hội.

Do kiến thức còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều nên bản nghiên cứu này của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, em có thể hoàn thiện khóa luận này tốt hơn.

Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới thầy giáo: Th.s Vũ Ngọc Thắng cùng các anh chị tại công ty TNHH M.I.T Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN M.I.T VIỆT NAM (Trang 66)