Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động Marketing mix của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN M.I.T VIỆT NAM (Trang 53)

Nhân viên kinh doanh

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động Marketing mix của công ty

Các yếu tố bên ngoài 3.1.1.

Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động marketing của công ty chính là các đặc điểm kinh tế, chính trị pháp luật, môi trường tự nhiên và văn hóa, thị hiếu của các thị trường mà công ty xuất khẩu hàng TCMN tới. Nắm rõ các đặc điểm này sẽ giúp công ty đưa ra được những chính sách về sản phẩm, giá cả, chiến lược phân phối cũng như các hoạt động xúc tiến hợp lý nhất. Để đưa ra giải pháp Marketing, trước tiên chúng ta cần phân tích một số đặc điểm của các thị trường chính mà công ty nhắm tới:

Thị trƣờng các nƣớc liên minh Châu Âu (EU)

EU là thị trường có quy mô lớn, bao gồm 25 quốc gia với trên 500 triệu người, chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Thị trường EU mang tính chất thống nhất cao, tiện lợi và đơn giản trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường này. Chỉ cần đạt được quy định, tiêu chuẩn chung và chỉ cần thông quan hàng hóa một lần khi vào EU mà không cần thông quan hàng hóa ở riêng mỗi nước trong nội khối.

Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước thành viên EU có thu nhập khá đồng đều, mức sống của họ cao. Người tiêu dùng yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, giá trị cốt lõi của sản phẩm mà không quan tâm nhiều đến giá cả. Chính vì vậy, nhập khẩu hàng TCMN họ đòi hỏi cao về sự tỉ mỉ và tinh tế của sản phẩm. Đây cũng là ưu thế cho ngành hàng TCMN ngày càng phát triển trên thị trường này.

Các chính sách thương mại và cơ chế nhập khẩu hàng hóa của các nước EU được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc phù hợp với thông lệ và quy định quốc tế, bao gồm các chính sách thương mại tự trị và thương mại dựa trên cơ sở hiệp định. Do vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu vào thị trường này.

Về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng có thể coi EU là thị trường khó tính với lịch sử phát triển từ rất lâu đời nên các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. EU tỏ ra thận trọng và đôi khi có phần hơi bảo thủ khi mua và sử dụng hàng hóa, các sản phẩm nói chung và hàng TCMN nói riêng khi xuất khẩu sang EU đều được chọn lọc kĩ lưỡng. Tại đây, có những xu hướng về hàng TCMN như đồ gốm sứ có mẫu mã, kích thước giống như đồ gốm cổ nhằm thoả mãn nhu cầu sưu tầm đồ cổ của người dân Châu Âu. Tranh sơn mài phác hoạ theo những bức tranh nổi tiếng của

Châu Âu thể hiện sự hoài hoà giữa văn hóa dân tộc phương Đông và phương Tây. Thêm vào đó, là khu vực có nhiều nước thành viên nên đặc điểm về văn hóa, thị hiếu và thói quen tiêu dùng có sự khác nhau giữa các nước. Nhưng đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên họ cũng có những nét tương đồng trong thói quen tiêu dùng như đều yêu thích những sản phẩm làm từ thiên nhiên không gây độc hại cho con người và những sản phẩm chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng.Vì vậy, khi hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường EU thì phải thực hiện nghiên cứu kỹ những quy định, thị hiếu, thói quen và xu hướng tiêu dùng của mỗi nước và cả xu hướng tiêu dùng chung của EU.

Thị trƣờng Châu Á Thái Bình Dƣơng:

Về trình độ phát triển kinh tế: Năm 2014 vừa qua là một năm nhiều biến động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khu vực này những năm gần đây luôn ở mức cao hơn các khu vực khác. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong thời gian qua và dự báo trong những năm tiếp theo, thu nhập được nâng lên, đời sống kinh tế ngày một cao và dần được ổn định. Do đó, nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm mỹ nghệ của khu vực này ngày một tăng. Thêm vào đó, do nhu cầu và tính bổ sung trong cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương vẫn được coi là khu vực thị trường đang và sẽ đem lại những động lực mới và mạnh mẽ cho xuất khẩu Việt Nam.

Về các chính sách thương mại, luật pháp kinh doanh: Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều rất quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, công ty cần chú trọng để tránh tình trạng bị kiện về tranh chấp thương hiệu, hay bị mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Về văn hóa – thị hiếu tiêu dùng: Hiện tại có thể thấy xu hướng của khu vực thị trường này là có nhu cầu đối với các sản phẩm mỹ nghệ mang đậm phong cách Á Đông. Chất lượng và độ tinh xảo có thể chưa đòi hỏi cao lắm và giá cả cũng ở mức vừa phải phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc đa dạng hóa, cá biệt hóa sản phẩm xuất khẩu sang từng thị trường cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân nước sở tại là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp.

Các yếu tố vi mô 3.1.2.

Các yếu tố vi mô tác động đến hoạt động marketing của công ty bao gồm: tiềm lực, uy tín của công ty, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Tiềm lực, uy tín của công ty

Tiềm lực, uy tín của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing của công ty. Tiềm lực về vốn, nhân lực có đủ mạnh thì công ty mới có thể tiến hành phát

triển, mở rộng thị trường được. Với quy mô vốn còn nhỏ, nguồn nhân lực còn trẻ cũng là một điểm bất lợi với công ty. Tuy nhiên với hơn 7 năm hoạt động, công ty TNHH M.I.T Việt Nam cũng dần tạo được uy tín, có những bạn hàng lâu năm. Đây là một tín hiệu tốt để công ty tiếp tục phát triển, khẳng định chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu hàng TCMN

Nhà cung cấp

Với tính chất của doanh nghiệp thương mại, không trực tiếp sản xuất mà tiến hành thu mua nguồn hàng xuất khẩu nên nhà cung cấp có quyền lực rất lớn, Nhà cung cấp của công ty TNHH M.I.T Việt Nam là các cơ sở sản xuất hàng TCMN, các hộ kinh doanh tại các làng nghề. Công ty chịu ảnh hưởng và sức ép rất lớn từ phía họ. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp chủ động hơn trong việc tạo nguồn hàng, chủ động liên kết với các cơ sở cung cấp hàng để có thể giảm sức ép từ phía nhà cung cấp.

Khách hàng

Cũng như đối với nhà cung cấp, khách hàng của đóng vai trò quan trọng, có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Khách hàng giữ vai trò chính trong việc quyết định mẫu mã, đặc tính, chất liệu của sản phẩm. Để tạo lợi thế cạnh tranh, công ty cần tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra nhiều sản phẩm độc đáo, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động marketing, nghiên cứu sản phẩm sao cho phù hợp với các đối tượng khách hàng tại các thị trường khác nhau, tăng cường các hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách hàng, kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu cho công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Công ty TNHH M.I.T Việt Nam vấp phải sức ép rất lớn từ các ĐTCT. Hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN lớn mạnh trên thế giới. Để có thể tồn tại và tạo sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường TCMN công ty cần tiến hành các hoạt động marketing về sản phẩm, các hoạt động xúc tiến một cách mạnh mẽ, độc đáo và hiệu quả, khẳng định thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN M.I.T VIỆT NAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)