Những tồn tại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG (Trang 40 - 43)

3. Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lợng ở Công ty Xăng dầu Hàng không

3.2 Những tồn tại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc, công tác quản lý chất lợng ở Công ty xăng dầu Hàng không vẫn còn một số tồn tại. Những tồn tại này đã ảnh hởng không ít tơí chất lợng hoạt động của Công ty nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung.

- Thứ nhất: Sự cha hợp lý về cơ cấu: Công ty đã xây dựng đợc một hệ thống phòng ban chức năng theo cơ cấu trực tuyến dới sự Lãnh đạo của ban Giám đốc. Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc nh vậy không thể phát huy đợc hết tác dụng của việc quản lý, do không có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban. Đặc biệt trong quản lý chất lợng, đây là một điều rất cần thiết. Hơn nữa đội ngũ cán bộ Lãnh đạo của Công ty có trình độ vẫn cha thật đồng đều, cha thành thạo phơng pháp và nghệ thuật quản lý trong cơ chế thị trờng.

Bên cạnh hầu hết những cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình với công việc thì xí nghiệp còn những cán bộ bộc lộ điểm yếu nh trông chờ, ỷ lại. Vì thế guồng máy hiện nay vẫn cha phát huy đợc hiệu lực của nó, quản lý điều hành có

nhiều điểm chồng chéo hoặc cha thật sự nhất quán trong công việc. Vì thế, cần thiết phải có sự quy chuẩn cán bộ quản lý với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng để bộ máy hoạt động phát huy cao độ hiệu lực quản lý.

-Thứ hai: Cha quán triệt đợc t tởng quản lý chất lợng đồng bộ. Trong nhận thức nhiều ngời vẫn còn mang t tởng quản lý chất lợng cũ, cho rằng muốn có chất lợng cao thì phải tăng cờng kiểm tra chất lợng. Một số công nhân khi vận hành phơng tiện vận chuyển vẫn còn thực hiện theo t tởng đối phó, không thực hiện tất cả các công đoạn, quy trình kỹ thuật của việc vận hành theo quy định. Những biểu hiện đó tuy không gây ngay tác hại nhng về lâu dài sẽ gây tổn thất cho Công ty.

- Thứ ba: Do có hệ thống các trang thiết bị, kho tàng bến bãi và phơng tiện vận chuyển thử nghiệm hiện đại, chủ yếu là nhập ngoại nên Công ty cha quan tâm nhiều đến hệ thống các trang thiết bị dụng cụ đo lờng các phơng tiện trên. vì thế, công tác bảo dỡng và hiệu chỉnh các thiết bị đo lờng của Công ty cha thực sự đợc đặt đúng tầm quan trọng của nó. Công ty nên có những biện pháp để giải quyết hiện trạng này

- Thứ t: Hệ thống các cửa hàng bán xăng dầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và dân sinh tuy đã phát triển nhng vẫn cha nhiều, hơn nữa lại ở vị trí xa nhau và xa nguồn. Điều này sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và chi phí do hao hụt. Hệ thống kho cảng đầu nguồn cha đợc thiết lập nên đối với một số chủng loại, xăng dầu Công ty vẫn cha chủ động nhập khẩu và tồn chứa. Do đó, việc quản lý chất l- ợng những sản phẩm này rất khó khăn. Công ty nên có sự bố trí hợp lý hơn các cây xăng. Việc tăng số lợng các cây xăng đòi hỏi phải có sự đầu t thêm về nguồn lực: Vốn, đội ngũ công nhân viên bán hàng, các trang thiết bị chuyên dụng và hệ thống phòng cháy chữa cháy...

- Thứ năm: Công ty cha tính chi phí chất lợng mà chỉ tính chi phí sản xuất chung. Chi phí chất lợng nếu tính chính xác, sẽ cho thấy đợc những mất mát không cần thiết và ảnh hởng không nhỏ đề lợi nhuận kinh doanh của Công ty. Mặt khác nếu quan tâm đếnviệc tính toán chi phí chất lợng, thì Công ty sẽ thấy đợc những thiệt hại do vi phạm chất lợng gây ra. Những thiệt hại này, phải đợc đo l- ờng thì mới thấy rõ đợc bản chất và giúp Công ty đề ra những phơng hớng cải tiến thích hợp.

- Thứ sáu: Mặc dù Công ty rất quan tâm đến môi trờng làm việc của ngời lao động, đã trang bị đầy đủ các phơng tiện phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động... Nhng vì xăng dầu là chất có khả năng gây ô nhiễm môi trờng cao do tính không tan trong nớc và dễ lan theo bề mặt nớc, nên bên cạnh việc quan tâm đến môi trờng làm việc của ngời lao động, Công ty cũng phải có biện pháp bảo vệ môi trờng nói chung, đây là một điều hết sức cần thiết.

Nh vậy, mặc dù công tác quản lý chất lợng đã đem lại cho Công ty những thành tựu nhất định, nhng nó vẫn còn những tồn tại mà nếu khắc phục thì chắc chắn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó,những khó khăn và thách thức sau ảnh hởng rất lớn đến hoạt động của Công ty

* Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trờng xăng dầu tại Việt nam.

Các Công ty kinh doanh xăng dầu trên thị trờng xăng dầu của Việt nam, hiện nay có thể phân ra làm hai nhóm.

- Nhóm các Công ty kinh doanh xăng dầu của Việt nam. - Các tập đoàn dầu khí nớc ngoài.

Các Công ty xăng dầu trong nớc, đặc biệt nh: Petrolimex, Petec, Saigon Petro...đã thc hiện các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trên thị trờng, do đó có lợi thế nhiều mặt nh: kho cảng, vốn, sự u đãi của Nhà nớc. Vì thế,những Công ty này đã hạ giá bán nhiên liệu. Điều này ảnh hởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh nhiên liệu của Công ty xăng dầu Hàng không. Hơn nữa, họ lại có kinh nghiệm trong kinh doanh, hệ thống các kho cảng đầu nguồn và có kho chứa riêng, cùng với hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nớc và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại...

Bên cạnh đó là sự gia nhập thị trờng của các tập đoàn dầu khí nớc ngoài, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, tất yếu đến lúc Nhà nớc sẽ mở cửa cho các tập đoàn dầu khí Nớc ngoài tham gia kinh doanh trên thị trờng xăng dầu của Việt nam. Với nhiều lợi thế về vốn và kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chắc chắn những tập đoàn này sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nớc- trong đó có VINAPCO.

* Sự phụ thuộc và giá nhiên liệu trên thị trờng Quốc tế.

Do đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm của Công ty chủ nhập từ nớc ngoài nên phải phụ thuộc vào sự tăng, giảm của giá nhiên liệu trên thị

trờng xăng dầu Quốc tế. Trong năm 2000, giá nhiên liệu đã tăng đột biến ở mức cao và không có xu hớng giảm xuống. Trong khi đó, giá bán trong nớc lại không đợc tăng nhiều đã làm giảm khả năng đạt lợi nhuận của Công ty. Đồng thời, việc tăng giá xăng dầu sẽ làm hạn chế khả năng sử dụng trong nớc. Điều nàu gây khó khăn lớn cho Công ty trong năm qua.

* Sự điều chỉnh thuế nhập khẩu, phụ thu và quy định mức giá trần của Nhà nớc.

Do kinh doanh xăng dầu, là một ngành kinh tế có khả năng thu lớn cho ngân sách Quốc gia, Nhà nớc sẽ tận thu mọi khoản có thể bằng các loại thuế nhập khẩu, phụ thu và các loại thuế khác. Trong sự tăng đột biến giá nhiên liệu năm 2000, Nhà nớc đã điều chỉnh thuế nhập khẩu và phụ thu không ăn khớp với giá thị trờng Thế giới cũng làm ảnh hởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc quy định giá trần của Nhà nớc cha sát với thực tế thị trờng cũng là một nhân tố bất ổn. Theo quy định đó, một số loại nhiên liệu kinh doanh sẽ bị lỗ vốn nhng Công ty vẫn phải nhập để kinh doanh theo nhiệm vụ đợc giao.

* Sự thiếu vốn.

Nhìn chung, vốn kinh doanh của Công ty so với các đói thủ cạnh tranh là t- ơng đối nhỏ. Hơn nữa, hiện nay Công ty đang có nhu cầu vốn đầu t để phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng. Vì vậy, vốn đáng là một khó khăn lớn đối với Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và cho hoạt động quản lý chất lợng nói riêng.

Đứng trớc những tồn tại và khó khăn nêu trên, Công ty xăng dầu Hàng không cần phải có những biện pháp nhằm cải tiến những phơng pháp quản lý để đạt đợc sự phát triển bền vững trong tơng lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w