cộng, các cơ quan, công ty,...
Trang trí ngoại thất hay ngoại cảnh của các công trình kể trên đều được quan tâm về mặt thẩm mỹ hay về khía cạnh tâm linh và phong thuỷ.
Các công trình công cộng như nhà văn hóa, nhà bảo tàng v.v... hay các công sở, công ty v.v... việc trang trí ngoại thất hay ngoại cảnh được chú ý chủ yếu là làm tăng thêm về khía cạnh thẩm mỹ và lôi cuốn sự chú ý hay phô trương sự đài các, sang trọng.
Việc trang trí đôi khi xuất phát từ sự tôn kính, sự uy nghi (các nơi thờ cúng, công sở), giàu có, cao quý (cung điện, nhà bảo tàng) v.v... Ví dụ như các cung điện vua, chúa, các phủ của các vị nguyên thủ quốc gia. Các nơi làm việc của quốc gia các nơi cơ quan công quyền v.v...
1. Sự trang trí ngoại thất và ngoại cảnh thường có các xu hướng - Rất cầu kỳ và cầu toàn về mặt thẩm mỹ, về tâm linh và phong thuỷ. - Cầu kỳ thuần tuý nghệ thuật và mỹ thuật.
- Đơn giản với cả khái niệm cần có cho đủ lệ bộ.
- Bình thường chỉ để không trống trải nên tuỳ tiện theo khả năng kinh tế. - Tôn kính hoàn toàn thuộc ý thức tâm linh và phong thuỷ.
2. Trang trí ngoại thất mang ý nghĩa tâm linh và phong thuỷ hoàn toàn
Hình thức trang trí nhằm tượng trưng cho sự tôn kính thường được sử dụng trong các: Đình, đền, chùa, nhà thờ, lăng tẩm, khu tưởng niệm. Việc trang trí được phân ra hai phần.
- Trang trí ngoại thất cho các trường hợp kể trên luôn mang ý thức tâm linh. Đó là đắp và khảm sứ các chữ, các hình tượng chầu tứ linh như: Long, ly, quy, phượng, như bức đại tự, hoành phi câu đối v.v...
- Trang trí cái cổng tam quan, cổng và bia, đài hai bên cổng bằng đắp nổi và khảm sứ, hoặc viết vẽ các câu đối, câu khải, kệ v.v...
- Vẽ ở bức bình phong trước cổng chùa chiền, đình phủ hay ở bia đài hai bên cổng chính những tích chuyện giáo xưa như “thầy trò Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh” hay các tích báo hiếu trong “thập nhị tứ hiếu” cổ xưa (hai mươi bốn kiểu báo hiếu) v.v...
Kiểu trang trí ngoại thất tạo hình biểu cảm khả năng “gợi tâm” đến người xem hay nhìn. Đó là ý nghĩa tâm linh nhưng đồng thời nó cũng tạo hiệu dụng phong thuỷ của hình thức trang trí ngoại thất; mặc dù các cảnh trang trí có thể không tuân thủmột số phép của phong thuỷ Ngũ Hành.
3. Trang trí ngoại cảnh trong trường hợp các công trình tôn kính
Đối với các công trình thuộc loại tôn kính, việc trang trí ngoại cảnh lại luôn tôn trọng các phép phong thuỷ là chủ yếu.
Nó được thể hiện ở cách bài trí sân vườn, cây cảnh, hình tượng, cây cối v.v...
Ví dụ: Ở các chùa đình, hồ có hình bán nguyệt hay có hình vuông, có thể có thêm một đảo nhỏ, thả sen, súng, cá chép, cá vàng.
- Hai bên sân trước trồng cây hoa hoặc hải đường, ngân, lựu. Bên ngoài cùng trồng các cây trong bộ tam đa: đề, đa, si, sanh hay tùng, bách, trắc bách diệp.
- Vòng quanh sân bày các chậu Ngô đồng, đào, huệ, mẫu đơn, hoa trà, các chậu bonsai, cây cảnh phù hợp.
Trang trí ngoại cảnh cần tạo cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch, u tịch nhằm làm tăng ý nghĩa tâm linh và tôn trọng tuyệt đối các phép phong thuỷ.
Cách trang trí ngoại thất và ngoại cảnh cho các công sở văn phòng, công ty, trường học, nhà máy v.v... thường đơn giản, ít khi xuất phát từ ý thức phong thuỷ thực sự. Trang trí chỉ mang tính hình thức với các đường nét kiến trúc vì vậy trang trí ngoại thất ở các dạng công trình này thường đơn giản với các nét phong trào, hoa văn kiểu cách điệu nhằm làm giảm sự đơn điệu của vẻ ngoài của công trình.
Trang trí ngoại cảnh ở các công ty lại càng đơn giản hơn với vài cây cảnh được cắt tỉa tạo hình đặt trước cửa ngoài sân, hoặc vài bồn hoa, hàng cây đại thụ lấy bóng mát v.v...; có tường bao xung quanh và cổng (huyền quan).
Tóm lại trang trí ngoại cảnh ở các nơi công sở rất thuần tuý không có ý thức từ phong thuỷ. Song, mọi loại hình trang trí nào dù sao dưới cách nhìn của nhà phong thuỷ thì nó đều có chứa đựng ý nghĩa phong thuỷ.
Vì thế, nếu việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh vô tình phạm vào một phép phong thuỷ cát tường nào thì công sở ấy có thể gặp được các điều may mắn; Nếu là phạm vào điều cấm kỵ, theo phép phong thuỷ, thì có thể gặp những điều bất lợi nào đó, do hiệu ứng phong thuỷ tạo nên.
5. Trang trí ngoại thất và ngoại cảnh rất cầu kỳ
Trang trí rất cầu kỳ với sự tính toán cẩn thận về các mặt: nghệ thuật mỹ thuật, phong thuỷ và tâm linh.
Có thể nói, việc trang trí này không bị điều kiện vật chất tiền của chi phối. Điều kiện chi phối duy nhất là môi trường xung quanh và địa thế. Từ các điều kiện môi trường và địa thế, việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh của công trình được xem xét rất cẩn thận về kỹ thuật, mỹ thuật, về phong thuỷ và tâm linh.
Đó là các công trình kiến trúc cung điện, phủ, đài v.v...
Trang trí ngoại thất cho các loại công trình nhằm tôn lên vẻ uy nghi, sang trọng mang đủ sắc thái của phong thủy và tâm linh.
Sự tôn trọng các phép phong thuỷ Ngũ hành phù hợp, hài hòa: Sinh, đồng, khắc, triệt giữa môi trường với các dạng hình của công trình; tính hợp lý giữa địa thế với kết cấu kiến trúc của công trình. Sự tuân thủ phép phong thuỷ cát tường trong trang trí ngoại cảnh của công trình bằng các thuật bày bố các hình tượng, vật thể như hồ nước, hòn non bộ, cầu, lầu bát giác, dòng chảy, vườn non bộ, cây thế, vườn hoa, cây đại thụ, thậm chí cả sông đào, đài quan sát v.v...
Sự tôn trọng phép phong thuỷ tài lộc, với các thuật “dụ long”, “chiêu khí” v.v... bằng cách bố trí, bày đặt theo thuỷ, mộc, thổ, kim, hỏa tổ hợp Ngũ hành và cân bằng Âm Dương và trật tự phát triển trong mối liên kết chặt chẽ của các yếu tố tự nhiên và vũ trụ.
Phải nói rằng, ngoài sự chú ý về khía cạnh thẩm mỹ và phong thuỷ, việc trang trí ở các công trình trên còn mang nhiều ý niệm tâm linh toát ra từ các hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng, Cóc vàng và Cá chép và tượng các con thú để tăng sinh khí cầu mong ngũ phúc và trấn trị quỷ quái nhằm giữ bình an.
Như vậy việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh ở các công trình cung điện, phủ, đài, dinh thự, biệt thự là rất cầu kỳ và cẩn trọng.