0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Cơ cấu HTCT:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 39 -39 )

1. Đảng cộng sản Việt Nam.

- ĐCSVN, đội tiên phong giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội (Điều 4 Hiến pháp 1992).

- Trong HTCT VN, ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng được xác lập dựa trên những đặc điểm sau:

+ ĐCS VN bao gồm những người được trang bị thế giới quan của Chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin và sự phân tích một cách khách quan điều kiện XHCN, ĐCSVN đã đề ra đường lối, chính sách và phương hướng phát triển.

+ ĐCSVNđược chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và là bộ phận quan trọng của kho tàng tri thức lý luận

của Đảng. Tác phong và nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng kế thừa và phát huy.

+ ĐCS VN có khả năng tổ chức to lớn. Điều này đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng có khả năng tập hợp mọi tầng lớp nhân dân lao động trong việc đấu tranh cách mạng, thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện đường lối chính sách của mình.

+ ĐCS VN luôn ủng hộ phong trào đấu tranh vì hòa bình, đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào công nhân trên thế giới nên uy tín của Đảng rất to lớn. Đảng nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

* Mối quan hệ Đảng và nhà nước.

- Trong mối quan hệ Đảng- nhà nước, Đảng lãnh đạo nhà nước dưới các hình thức sau:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển cho từng giai đoạn.

+ Đảng đào tạo, bồi dưỡng đảng viên và những người ngòai Đảng có phẩm chất, năng lực để giới thiệu vào giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước thông qua cơ chế bầu cử, bổ nhiệm.

+ Đảng kiểm tra công tác tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, kiểm tra họat động của các cơ quan nhà nước trên cơ sở đó phát hiện những sai lầm, tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hòan thiện đường lối, chính sách của mình.

+ Đảng giáo dục đảng viên gương mẫu trong thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.Phương pháp lãnh đạo của Đảng là giáo dục, thuyết phục. Đảng lãnh đạo chính trị mang tính chất định hướng.

- Trong quan hệ với Đảng, nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng bằng pháp luật và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách trong thực tiễn. Pháp luật của nhà nước cũng là một phương tiện để Đảng kiểm tra tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của mình. Về phía mình, dựa trên đường

lối, chính sách của Đảng nhà nước xây dựng pháp luật. Mọi đường lối, chính sách của Đảng phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

2. Nhà nước.

Nhà nước XHCN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, đứng ở vị trí trung tâm của HTCT vì nó có một số điều kiện sau:

- Nhà nước XHCN là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó tạo cho nhà nước XHCN một cơ sở xã hội rộng rãi có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện những quyết định, chính sách của mình.

- Nhà nước XHCN là chủ thể của quyền lực chính trị, có một bộ máy đặc biệt chuyên làm chức năng quản lý. Hệ thống lực lượng vũ trang, nhà tù, tòa án là những phương tiện mà qua đó nhà nước XHCN có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội. Chức năng quản lý của nhà nước bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng đảm bảo pháp luật được thực hiện trong đời sống. Nhờ có pháp luật , mọi chủ trương, chính sách của nhà nước được triển khai rộng rãi và thống nhất trên quy mô tòan xã hội.

- Nhà nước là tổ chức duy nhất trong HTCT có chủ quyền quốc gia. Đó là quyền tối cao của nhà nước trong quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Nhà nước là tổ chức duy nhất của HTCT được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.

- Nhà nước là chủ sở hữu tối cao đối với tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Thông qua việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân thông qua chính sách tài chính, tín dụng, chính sách thuế... Nhà nước nắm trong tay nguồn vật chất tài chính to lớn, nó không chỉ đảm bảo cho sự họat động của nhà nước mà còn tạo điều kiện vật chất cho các tổ chức xã hội hoạt động.

Những ưu thế trên đã quy định vị trí trung tâm của nhà nước trong HTCT. Vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống chính trị xác định tầm quan

trọng của cải cách nhà nước trong đổi mới HTCT. Hiện nay chúng ta chủ trương cải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là yêu cầu khách quan, là con đường đưa đất nước ta trở thành một đất nước văn minh, quản lý tốt đời sống xã hội.

3. Tổ chức chính trị xã hội.

- ở nước ta nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình không chỉ bằng nhà nước mà còn thông qua các tổ chức xã hội. Với tư cách là một bộ phận cấu thành HTCT VN, các tổ chức xã hội được gọi là tổ chức chính trị xã hội và có các đặc điểm sau:

+ Được thànhlập một cách tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm thỏa mãn lợi ích các thành viên.

+ Các quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với nội bộ tổ chức đó.

+ Tài sản của tổ chức chính trị xã hội hình thành bằng sự đóng góp của thành viên, bằng tài trợ của các tổ chức quốc tế, bằng hoạt động sản xuất kinh doanh và một phần là của nhà nước.

+ Hoạt động bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, bằng biện pháp tác động xã hội.

Đó là đặc điểm chung của các tổ chức chính trị xã hội, từng tổ chức cụ thể lại có những đặc điểm riêng.

- Tổ chức chính trị xã hội gồm:

+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam: là liên minh chính trị của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc và tôn giáo, nhiệm vụ của MTTQVN là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tích cực tham gia và quản lý nhà nước.

+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: là tổ chức của giai cấp công nhân và cán bộ viên chức nhà nước, bảo đảm đời sống vật chất của các thành viên và bảo vệ lợi ích của họ.

+ Đoàn TNCSHCM là tổ chức rèn luyện và bồi dưỡng thế hệ trẻ, lực lượng xung kích trong lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học.

+ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: là tổ chức của phụ nữ Việt Nam, có nhiệm vụ giáo dục thành viên hiểu rõ vai trò của họ đối với Tổ quốc, động viên họ nâng cao tinh thần phấn đấu vương lên trong mọi lĩnh vực xã hội.

+ Hội nông dân Việt Nam: là đại biểu của giai cấp nông dân , có nhiệm vụ động viên nông dân hăng hái lao động sản xuất và tham gia xây dựng, quản lý nhà nước.

- Mối quan hệ nhà nước và tổ chức xã hội.

+ Nhà nước quy định về mặt pháp lý hình thức để các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội hoạt động.

+ Các tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa của nhà nước, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối nhân dân với nhà nước.

+ Trong mối quan hệ nhà nước- tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước bằng cách tham gia trong tổ chức bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tham nhũng,hối lộ... trong bộ máy nhà nước thông qua kiểm tra mang tính xã hội đối với hoạt động bộ máy nhà nước.

Câu 8: Các chức năng cơ bản của nước CHXHCN VN.

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 39 -39 )

×