Dặn dò:(01 phút) Học bài cũ

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 6 cả năm_CKTKN_Bộ 7 (Trang 34)

II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài trên lớp I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

5.Dặn dò:(01 phút) Học bài cũ

- Học bài cũ

PHÊ DUYỆTNgày tháng năm 2013 Ngày tháng năm 2013 TỔ TRƯỞNG Ngày soạn: Ngày dạy Lớp dạy: 6A Tuần 12 tiết 12

Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là tích cực, tự giác

- Hiểu biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Kĩ năng:

Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

3. Thái độ:

Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề; - Đàm thoại

- Nêu gương

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV

2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ (05 phút )

Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa của lịch sự tế nhị?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tích cực, tự giác(11 phút )

1. MT: Bước đầu để hs hiểu ntn là TC, TG

2. PP: Giải quyết vấn đề 3. Cách tiến hành

Ycầu hs đọc truyện

? Trương Quế Chi có suy nghĩ, ước mơ gì?

? Trương Quế Chi đã làm gì để thể hiện ước mơ đó?

? Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hđ tập thể và xã hội

? Những chi tiết nào thể hiện tham gia giúp đỡ cha mẹ và mọi người xung quanh

? Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tích cực, tự giác

? Những việc làm tích cực, tự giác đem lại thành quả gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

? Từ tấm gương của Trương Quế Chi, em rút ra bài học gì cho bản thân?

KL: Sự thành công của mỗi người ko thể thiếu sự tự giác

- Trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

- Suy nghĩ: Muốn trở thành nhà báo cần phải giỏi văn, phải viết hay, nhanh và có cảm xúc. - Cố gắng học tập 1 cách tích cực, tự giác

- Tập viết văn, làm thơ

- Say sưa học và tập dịch thơ truyện

- Sáng lập nhóm những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường

- Tham gia văn nghệ, câu lạc bộ thơ và hài hước

- tham gia hoạt động đội, sinh hoạt tập thể

- Đưa đón em đi học

- Giúp đỡ công việc nội trợ - Xuất phát từ ước mơ

- Đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện

- Một loạt truyện ngắn được đăng - Tranh đạt giải hcv - Trở thành hs gương mẫu - Tích cực, tự giác trong hđộng, học tập - Kiên trì, chịu khó

- Tham gia mọi hoạt động của nhà trường, xã hội

- Giúp đỡ cha mẹ và mọi người xung quanh

và tích cực.

* Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm tích cực, tự giác(11 phút ) ? Thế nào là tích cực, tự giác?

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (11 phút ) 1. Mục tiêu: Nêu được biểu hiện của tính tích cực, tự giác - Rèn luyện kĩ năng hợp tác, phê phán cái xấu,tự tin. 2.PP: Thảo luận nhóm 3. Cách tiến hành: TL nhóm: N1: Tìm vd về tính tích cực, tự giác trong học tập N2: Tìm vd về tính tích cực tự giác trong việc giúp đỡ bố mẹ và mọi người xung quanh

N3: Tìm vd về tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội

N4: Tìm những tấm guơng tiêu biểu

- Tự giác học bài, làm bài, đọc thêm tài liệu

- Vượt khó khăn để đi học đều đặn

- Rèn luyện để viết chữ đẹp, đọc diễn cảm…

- Nấu cơm, rửa chén, quét nhà, trông em

- Đưa cụ già qua đường - Cõng bạn đi học

- Tham gia bảo vệ môi trường - Ủng hộ người tốt, việc tốt - Nhắc nhở bạn bè chống lại những biểu hiện sai trái trong tập thể. II. Bài học: 1. Định nghĩa: - Tích cực: cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác: chủ động làm việc học tập, ko cần ai nhắc nhở. 4. Củng cố(05 phút ) - Thế nào là tích cực, tự giác? - Tích cực, tự giác có lợi gì? 5. Dặn dò:(01 phút ) - Xem bài cũ

PHÊ DUYỆTNgày tháng năm 2013 Ngày tháng năm 2013 TỔ TRƯỞNG Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: 6A Tuần 13 tiết 13

Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiểu ý nghĩa của tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 2. Kĩ năng:

Biết vận động bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

3. Thái độ:

Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề; - Đàm thoại

- Nêu gương

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: SGK,SGV

2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ (05 phút )

Thế nào là tích cực, tự giác? Cho ví dụ

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐÔNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN

Hoạt động 1: Ước mơ của bản thân (10 phút ) 1 . Mục tiêu: Hiểu để có tính tích cực, tự giác cần phải làm gì? 2. PP: động não 3. Cách tiến hành ? Các em có ước mơ gì về

nghề nghiệp tương lai của mình?

? Các em có những ước mơ như vậy thì phải xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện ước mơ đó?

? Để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tính tích cực, tự giác(13 phút )

1. Mục tiêu: hiểu ý nghĩa 2. PP: Xử lí tình huống 3. Cách tiến hành Cho tình huống: Nhân dịp 20/11 trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng 6A khích lệ các bạn tham gia, Phương chăm lo nước uống cho cả lớp. Cả lớp sôi nổi nhiệt tình tham gia, chỉ có Khanh là không nhập cuộc.

? Hãy nhận xét về Phương và Khanh?

? Lợi ích của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể?

Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút )

- HS tự trả lời

- Siêng năng học tập

- Kiên trì, quyết tâm vượt qua khó khăn

- Tham gia mọi hoạt động của nhà trường - Phương tích cực, chủ động trong hoạt động tập thể. - Khanh trầm tính, xa rời tập thể. 2, Để có tính tích cực, tự giác chúng ta cần phải: - Có ước mơ

- Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định

- Tham gia các hoạt động tập thể và xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lợi ích:

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh. - Được mọi người yêu quý. III. Luyện tập

TB a/24: TB b/24:

tham gia hoạt động tập thể. - Tuấn có trách nhiệm, nhiệt tình trong hoạt động tập thể.

4. Củng cố (05 phút )

- Để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì? - Lợi ích của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể?

5. Dặn dò:(01 phút )

- Đọc kĩ nội dung bài học - Làm bài tập còn lại

PHÊ DUYỆTNgày tháng năm 2013 Ngày tháng năm 2013 TỔ TRƯỞNG Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: 6A Tuần 14 tiết 14

Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh 2. Kĩ năng:

Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó

3. Thái độ:

Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định

II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề; - Đàm thoại

- Nêu gương

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: - SGK,SGV

- Sưu tầm những tấm gương tốt 2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ (05 phút )

? Để có tính tích cực, tự giác cần phải làm gì? Ý nghĩa

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN

Hoạt động1: Khai thác truyện đọc (23 phút ) 1. Mục tiêu:

- Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập. - Rèn kĩ năng tự tin, tự giác 2.PP: Thảo luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Cách tiến hành Yêu cầu hs đọc truyện

? Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú? ? Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập? ? Tú gặp khó khăn gì trong học tập? ? Tú ước mơ gì? Làm gì để đạt được ước mơ?

? Em học tập gì ở bạn Tú? Hoạt động 2: Xác định mục đích học tập của bản thân (10 phút ) ? Mục đích học tập trước mắt của em là gì? ? Em đã làm gì để thực hiện được mục đích đó? - Tự học thêm ở nhà

- Tìm nhiều cách giải toán khó - Say mê học tiếng Anh

- Học tập và rèn luyện tôt - Nhà nghèo - Trở thành nhà toán học - Tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó để học tập tốt - Phải xác định được mục đích học tập - Phải có kế hoach để mục đích trở thành hiện thực - Học sinh trả lời 4. Củng cố (05 phút )

GV khái quát nội dung bài học

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 6 cả năm_CKTKN_Bộ 7 (Trang 34)