Một số điểm doanh nghiệp ViệtNam cần lư uý khi thâm nhập thị trường Mỹ, Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 35)

nhập thị trường Mỹ, Nhật Bản.

-Tìm hiểu và nắm vững hệ thống pháp luật Mỹ, Nhật Bản.

-Xác định khả năng của đối tác. Đây là bước đầu tiên mà luật sư của một công ty Mỹ, Nhật Bản làm để tránh cho thân chủ khỏi mất thì giờ và công sức đàm phán. Tuy nhiên các doanh nghiệp tôm Việt Nam chưa quen làm việc này, dẫn đến trường hợp nhiều doanh nghiệp Việt Nam ký được hợp đồng nhưng không thực hiện được do đối tác không có khả năng thanh toán. Để kiểm tra khả năng thanh toán của đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ kiểm tra tài chính của các công ty thông tin tài chính thương mại chuyên nghiệp hoặc của các ngân hàng Mỹ, Nhật Bản.

-Tìm hiểu tập quán kinh doanh của thương nhân Mỹ, Nhật Bản.

+ Thương nhân Mỹ, Nhật Bản có bí quyết soạn thảo hợp đồng với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng và nhiều chi tiết có tính chất thủ thuật pháp lí để có thể buộc các đối tác nước ngoài ra toà mà tại đó họ dễ dàng thắng kiện. Vì vậy để tránh những khó khăn phát sinh doanh nghiệp kinh doanh tôm Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những điều khoản do thương nhân Mỹ, Nhật Bản lập ra. Trường hợp thấy bất ổn phải thương lượng điều chỉnh cho đến khi đạt được như ý muốn.

+Trong ứng xử giao tiếp người Mỹ gần như tin tưởng tuyệt đối vào luật sư riêng của mình. Trong kinh doanh người Mỹ thường yêu cầu luật sư riêng của mình tham gia để tránh các sơ hở có thể xảy ra trong quá trình kí kết hợp đồng.

Người Mỹ, Nhật Bản rất coi trọng thời gian, không thích nói quanh co mà muốn đi thẳng vào vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy để thành công trong thương lượng kinh doanh với người Mỹ là loại bỏ những lời lẽ rườm rà, đi ngay vào mục đích.Trong giao tiếp, người Mỹ, Nhật Bản đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng, sự bền bỉ tập trung kiên định của đối tác.

+Chuẩn bị tài liệu chu đáo

Khi chào hàng cho khách hàng là người Mỹ, Nhật Bản cần sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, giới thiệu sản phẩm bằng tiếng anh cùng với các điều kiện mua bán rõ ràng, điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với tập quán buôn bán ở Mỹ, Nhật Bản. -Ngoài hiểu được tập quán kinh doanh của người Mỹ, Nhật Bản các doanh nghiệp cần hiểu trách nhiệm của mình về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng Mỹ, Nhật rất hay kiện cáo, trong khi đó nước Mỹ, Nhật bảo vệ chặt chẽ quyền lợi người tiêu dùng. Theo luật này nhà sản xuất và người bán phải chiụ trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm bán ra trên thị trường như đạo luật về chống chất độc, vệ sinh an toàn thực phẩm...những luật này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thuỷ sản. Để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp thuỷ sản nên mua bảo hiểm cho hàng hoá tại các công ty bảo hiểm uy tín.

Theo kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp Việt Nam nhận được giấy triệu tập từ toà án Mỹ, Nhật yêu cầu trình diện thì không nên trả lời vội mà nhờ luật sư có kinh nghiệm tư vấn về pháp lý. Nhưng nếu khi xảy ra vụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam cố tình “không để ý” hoặc chỉ gửi thư từ chối không ra hầu toà thì toà án Mỹ, Nhật Bản vẫn có quyền ra một “bản án xử khuyết tịch” nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bị tịch biên tài sản cho dù doanh nghiệp không ra hầu toà. Nói tóm lại, để nhanh chóng xâm nhập vào thị trường Mỹ, Nhật Bản các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải có sự hiểu biết về hệ thống pháp luật Mỹ, Nhật Bản các chính sách thương mại, hệ thống quản lý nhập khẩu thuỷ sản, cũng như hiểu biết về phong cách làm ăn của thương nhân Mỹ, Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 35)