Chiến lược2: S4O3W3,

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 29)

Dựa trên cơ sở một số công nghệ cao đã có ( S4 )tận dụng sự hỗ trợ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ( O3 ) để nâng cao năng lực chế biến khắc phục điểm yếu về cơ cấu mặt hàng ( W3 ), và trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu(W5) để gia tăng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao.

Giá tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhìn chung vẫn thấp chỉ bằng 70% mức giá cùng loại của Thái lan và Inđônêxia nhưng vẫn khó cạnh tranh được với hàng xuất khẩu khác. Sở dĩ như vậy là do kỹ thuật chế biến hàng thuỷ sản Việt Nam còn hạn chế. Vấn đề nâng cao năng lực chế biến là một đòi hỏi bức thiết cần sự phối kết hợp từ phía các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước.

2.1 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Việc gia nhập hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á cũng như gia nhập các tổ chức của khu vực và thế giới APEC, AFTA... các quan hệ hợp tác với các nước về phát triển thuỷ sản như Trung Quốc, Chi Lê... sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội

vô cùng to lớn để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt chế biến và nuôi tôm cũng như học hỏi kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí.

Nhà nước cần tạo hành lang pháp lí hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển thuỷ sản. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau:

-Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng tôm, chợ tôm, hệ thống thuỷ lợi cho nuôi tôm, hệ thống phòng trú bão...

-Các dự án về chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi tôm ( bao gồm cả nuôi nước mặn lợ, nuôi nước ngọt và nuôi biển ).

-Các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, dự án đầu tư sản xuất thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh phục vụ nuôi tôm với công nghệ và trang thiết bị tiên tiến. -Các dự án hỗ trợ kỹ thuật về đào tạo đội ngũ cán bộ để đổi mới quản lí cho các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu... cung cấp nguồn nhân lực để nâng cao năng lực chế biến.

Ngoài ra cần thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển tôm, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.

2.2 Đẩy mạnh vai trò của công tác khoa học công nghệ

-Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu đào tạo với trang thiết bị hiện đại, đủ năng lực nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về công nghệ, về quản lí nguồn lợi, quản lí môi trường và an toàn vệ sinh.

-Đẩy nhanh việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, dịch vụ cho thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

-Lựa chọn và du nhập các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài để rút ngắn khoảng cách về công nghệ sản xuất tôm, công nghệ nuôi và bảo

vệ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời nhanh chóng đưa các công nghệ mới này áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

2.3 Hỗ trợ của chính phủ và cơ quan chức năng để nâng cao năng lực chế biến

Hỗ trợ về vốn của chính phủ là một nguồn rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản: doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế biến. Cụ thể chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ưu đãi tín dụng với các doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình công nghệ. Hoàn thiện hệ thống sản xuất giai đoạn 2001-2005 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước trong đó nhiệm vụ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản chiếm tổng vốn đầu tư 27,82 tỷ đồng.

Các biện pháp trên nhằm xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đặc biệt là tôm trở thành ngành có công nghệ cao và có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng lớn, để có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 29)