4.Chiến lược 4: S2O

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 32)

Dựa trên ưu thế về một số sản phẩm và thị phần đã đạt được trên thị trường Mỹ ( S2 ) tiếp tục đa đạng hoá sản phẩm khai thác cơ hội khi xu hướng tiêu dùng tôm của người dân Mỹ ngày càng tăng ( O2 ) để duy trì và nâng cao thị phần trên thị trường Mỹ

Bên cạnh tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Tận dụng nguồn tiềm năng tôm phong phú, các quan hệ hợp tác quốc tế nâng cao công nghệ chế biến tạo ra nhiều mặt hàng hơn nữa, đặc biệt là những mặt hàng tiện dụng, chất lượng cao như đồ hộp, đồ ăn liền... song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực cần tạo ra nhiều mặt hàng mới đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng từ bình dân đến xa xỉ. Với số dân trên 280 triệu người chiếm 4.6% dân số thế giới, nước Mỹ đã tạo ra 20,8% GDP toàn thế giới, thì Mỹ quả thực là một thị trường khổng lồ có nhu cầu đa dạng từ trung bình đến cao. Việc đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng là một đòi hỏi tất yếu.

Các nhà kinh doanh tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ cần quan tâm đến xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người Mỹ và nhu cầu của họ. Nghiên cứu các giống mới mà thị trường Mỹ có nhu cầu nếu phù hợp với điều kiện nuôi trồng khí hậu ở Việt Nam thì có thể nhập khẩu giống, công nghệ nuôi trồng chế biến. Nhà nước cần hỗ trợ cho người nuôi trồng thực hiện những phương án này đồng thời phối kết hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường Mỹ với các nhà sản xuất tôm nước ta để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

4.2.Xây dựng thương hiệu cho tôm Việt Nam

Khi các mặt hàng tôm Việt Nam như tôm, cá tra, cá basa.. trở thành sản phẩm chủ lực và có thị phần đáng kể trên thị trường Mỹ thì cũng có không ít rủi ro đi kèm. Để hạn chế rủi ro, mét trong những nhân tố quan trọng là phải tăng sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường. Mà yếu tố góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm là thương hiệu. Do vậy chúng ta cần phải xây dựng thương hiệu uy tín cho các mặt hàng tôm Việt Nam.

Qua nghiên cứu cho thấy, để xây dựng thương hiệu cho một mặt hàng tôm Việt Nam chóng ta cần:

-Thực hiện đồng bộ việc thiết lập hệ thống cảnh báo chất lượng gắn với thương hiệu mặt hàng tôm đó, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này.

-Xây dựng quảng bá thương hiệu và dấu hiệu chất lượng.

-Mọi chủ thể sản xuất mặt hàng đó phải tuân thủ thực hiện các tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành đồng thời phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cao hơn của sản phẩm bán lẻ được áp dụng tại các thị trường có thu nhập cao. Hai hệ thống tiêu chuẩn này cùng với thương hiệu sản phẩm là cơ sở để xây dựng ngành sản xuất mặt hàng thuỷ sản trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình swot gồm 4 yếu tố để phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của mặt hang tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. (Nhật Bản và Hoa Kỳ) (Trang 32)