Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI HỘI SỞ CHÍNH (Trang 29 - 33)

Thời gian gần đây, nước ta đã gia nhập WTO, mở ra con đường thông thương với quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, giải pháp an toàn về tài chính là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao trong thanh toán hàng hóa XNK thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được lựa chọn nhiều trong những năm gần đây. Đây là phương thức mang lại khoản thu nhập đáng kể trong tổng thu nhập từ TTQT của SHB. Ta có thể theo dõi ở bảng sau:

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động thanh toán TDCT tại SHB – HSC 2006 -2008

Đơn vị: 1000 USD

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

L/C xuất khẩu 213,9 237,04 771,13

L/C nhập khẩu 1,36 3,5 10,2

Tổng số 214,45 240,54 781,33

Từ bảng trên, ta thấy, trong thanh toán TDCT: giá trị thanh toán L/C nhập khẩu thấp hẳn so với L/C xuất khẩu; và tổng thu nhập từ phương thức này tăng dần qua các năm. Ở các NHTM khác, khách hàng tham gia TTQT chủ yếu là các nhà nhập khẩu thì ở SHB, khách hàng thường xuyên là các nhà xuất khẩu. Và đóng góp của thanh toán L/C xuất khẩu vào tổng doanh thu thanh toán TDCT chiếm 98,69%. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này trước hết vì SHB có hai đối tác chiến lược lớn là Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (KRV). Theo Bản cáo bạch SHB 30/6/2008, hai tập đoàn này nắm giữ 60.000.000 cổ phần của SHB, gần 42% tổng số cổ phần đã phát hành. Hai đối tác này là khách hàng truyền thống, ổn định của SHB, nên mọi thanh toán liên quan đến xuất khẩu bằng phương thức TDCT đều được thông qua SHB. Ưu thế chi phí thấp, đảm bảo quyền lợi đối tác chiến lược lớn được sử dụng triệt để, vì thế giá trị L/C xuất khẩu của SHB luôn giữ được đà tăng trưởng của mình.

Điều đó cũng giải thích lý do vì sao trong ba phương thức TTQT, phương thức thanh toán TDCT có doanh số cao nhất, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 80% tổng doanh số toàn hàng TTQT tại SHB – HSC. Với ưu điểm đặc trưng của phương thức này và đặc điểm riêng về đối tác của ngân hàng, có thể nói phương thức thanh toán TDCT giữ vai trò chính trong TTQT đối với SHB.

Trong thực tế, hoạt động XNK ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do tác động của cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, ngân hàng đóng vai trò quan trọng giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thành hồ sơ, thủ tục và thanh toán hàng hóa. Ngân hàng cũng tích cực khai thác nguồn vốn ngoại hối giúp doanh số chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao trong doanh số TTQT của SHB(19%).

Khách hàng tham gia hoạt động TTQT tại SHB chủ yếu ngoài Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu có tài khoản giao dịch tại SHB. Những khách hàng này phụ thuộc chủ yếu vào tài trợ vốn của ngân hàng để kinh doanh, và hoạt động chủ yếu là hoạt động chính là nhập khẩu. Nhưng đa số các khách hàng này lại không chỉ có tài khoản giao dịch tại SHB mà còn có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,… Họ chỉ tham gia TTQT trong một số trường hợp SHB có đại lý trực tiếp ở nước ngoài mà các ngân hàng trên không có hoặc trong các hợp đồng có giá trị thấp, không cần tới sự bảo lãnh của ngân hàng nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch. Vì thế, có thể nói thị phần hoạt động TTQT của SHB còn có quy mô nhỏ bé, khối lượng khách hàng đến giao dịch chưa nhiều. Đây là một hạn chế thuộc về ngân hàng do còn thời gian hoạt động ngắn, chưa tạo được vị trí trong lĩnh vực này, và vì chưa nhiều kinh nghiệm tham gia TTQT nên khách hàng cũng ít được tìm hiểu và biết tới dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Một thực trạng nữa ở SHB là tỷ trọng đóng góp của doanh số TTQT vào tổng thu nhập tại SHB mới chỉ là 16,61%, trong khi tỷ trọng này ở các ngân hàng lớn khác cùng địa bàn đạt trên 30, 40%; bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ TTQT mà SHB cung cấp mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm, dịch vụ cơ bản nhất. Ngoài các nghiệp vụ chính như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ thì SHB mới chỉ có thêm dịch vụ liên quan đến TTQT như: hỗ trợ du học, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh quốc tế… So với những ngân hàng khác vững mạnh về TTQT như Vietcombank, , BIDV, Eximbank… thì SHB chưa có khả năng cạnh tranh và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, khi mà hoạt động TMQT ở nước ta càng ngày càng phát triển hơn.

Dù ngân hàng đã có những định hướng và chiến lược riêng để phát triển kinh tế nhưng như đã phân tích, hiện nay TTQT chưa phải là thế mạnh của SHB, và đây vẫn là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với bản thân ngân hàng. So với các ngân hàng khác trên địa bàn và toàn quốc, SHB là một ngân hàng nhỏ mới tham gia TTQT, thời gian hoạt động chưa lâu nên chưa có nền tảng và điều kiện để tăng cường hơn nữa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2.3.2. Đánh giá về hoạt động TTQT tại SHB

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI HỘI SỞ CHÍNH (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w