- Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt vớ
d. Kinh tế tư bản nhà nước:
- Dựa trên sở hữu hỗn hợp
- Được phát triển dưới hình thức liên doanh, liên kết đa dạng giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
Đ. Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
- Được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thu hút công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tổ chức SXKD, tạo việc làm,…
- Tuy nhiên trong phát triển thành phần kinh tế này cần quan tâm đến tác động 2 mặt của nó. Hạn chế những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, bóc lột sức lao động, khai thác tài nguyên cạn kiệt, chảy máu chất xám, chuyển giá,…
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Các TPKT hoạt động thso pháp luật đều là bộ phận hợp
thành quan trọng của nền KT, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
• KTNN giữ vai trò chủ đạo
• KT tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. KTNN cùng với KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền KTQD.
• KT tư nhân là một trong những động lực của nền KT.
• KT có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích PT.
Các hình thức SH hỗ hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức Kt đa dạng ngày càng phát triển…”
Ý 3: Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế hiện nay ở địa phương:
- Làm rõ hiện nay ở địa phương đang có những thành phần kinh tế nào. - Có những thuận lợi và khó khăn gì, giải pháp để phát triển.
Câu 1: Phân tích làm rõ nguồn gốc giá trị thặng dư. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có sự vận động của quy luật giá trị thặng dư không? Vì sao?
Câu 2: Hãy phân tích để làm rõ những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam? Liên hệ thực tế ở địa phương (đơn vị) đồng chí đang thực hiện các nhiệm vụ này như thế nào?
Câu 1:
Ý 1: Nguồn gốc giá trị thặng dư:
Quá trình sản xuất TBCN là một quá trình 2 mặt gồm quá trình lao động và quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Nghiên cứu tạo ra và làm tăng giá trị của hàng hóa để thấy rõ được nguồn gốc GTTD và quá trình bóc lột giá trị thằng dư của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
Quá trinh tạo ra và làm tăng giá trị: Phân tích ví dụ nhà tư bản sản xuất sợi (hoặc bằng 1 ví dụ đơn giản: nhà TB thuê người lao động trong 1 tháng với mức lương là 1000 USD, tuy nhiên người công nhân vẫn phải lao động tiếp cho nhà TB vì nhà TB thuê họ trong 1 tháng, trong khoảng thời gian 10 ngày còn lại giá trị mà người công nhân tạo ra được gọi là GTTD).
→ Điểm quan trọng cần chỉ ra được khi phân tích ví dụ trên là tiền lương mà nhà TB trả cho người công nhân chính là giá cả của giá trị sức lao động của người công nhân (bao gồm giá trị tư liệu sinh hoạt và chi phí đào tạo), chứ không phải là trả cho giá trị mà người công nhân tạo ra cho nhà tư bản.
Kết luận: So sánh quá trình tạo ra giá trị và quá trình làm tăng giá trị cho thấy: “Quá trình làm
tăng giá trị chẳng qua cũng chỉ là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá một điểm nào đó mà thôi. Nếu quá trình tạo ra giá trị kéo dài đến cái điểm ở đó giá trị sức lao động do tư bản được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới, thì đó chỉ là một quá trình đơn giản tạo ra giá trị. CÒn nếu như quá trình tạo ra giá trị vẫn tiếp diễn quan điểm đó, thì nó trở thành một quá trình làm tăng giá trị” (Mác – Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, H. 1993, t.23, tr.291 – 292_.
Giá trị thặng dư là 1 bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả không công của người lao động bị nhà TB chiếm (ký hiệu: m).
Ý 2: Trong nền kinh tế Việt nam hiện nay có sự vận động của quy luật giá trị thặng dư.
Vì Việt Nam thực hiện xây dựng CNXH bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN. Trong thời kỳ quá độ Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và với đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế, trong đó có những thành phần kinh tế tư nhân TBCN. Một khi xã hội chủ nghĩa còn mang những dấu vết kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và thừa kế những thành tự của nền văn minh lớn mà chủ nghĩa tư bản đã thu được thì sự vận động của quy luật gái trị thặng dư là tất yếu.
Nếu xã hội không có giá trị thặng dư sẽ không có sự phát triển, nên bản thân phạm trù giá trị thặng dư mang ý nghĩa tích cực. Vấn đề cần quan tâm và lên án ở đây là quan hệ sx TBCN giai cấp tư sản đã dùng quyền lực thống trị của mình để chiếm đoạt toàn bộ GTTD do người lao động tạo ra.
Việt Nam thừa nhận sự vận động của học thuyết GTTD, nhưng chỉ chấp nhận có hiện tượng bóc lột không chấp nhận chế độ bóc lột.
Trong nhận thức phải phân biệt rõ các phạm trù sản xuất GTTD, thu đợc GTTD và phân phối GTTD. Đặc biệt quan tâm đến quá trình phân phối trong xã hội. Việc sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và trong xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không giống nhau.
Câu 2:
Ý 1: Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoám hiện đại hóa đất nước
Thực hiện thành công nhiệm vụ này là xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Tiên hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước: nêu khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu những thuận lợi và khó khăn của quá trình công nghiệp hóa, nêu kết quả sã đạt được của quá trình công nghiệp hóa.
+ Xây dụng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN
Tiêu chí để xác định sự phù hợp của bất kỳ một quan hệ sản xuất nào là ở chỗ nó tạo ra mọi điều kiện để lực lượng sản xuất đó phát triển, khai thác triệt để các tiềm năng của lực lượng sản xuất đó.
Thừa nhận tính đa dạng của chết độ sở hữu
Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần là cần thiết. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển. + Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Nêu sự cần thiết mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Nêu thời cơ và thách thức
Nguyên tắc cần thực hiện trong đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ý 2: Liện hệ thực tế:
Nêu việc thực hiện 3 nhiệm vụ trên và giải pháp để thực hiện.
(Cần nêu đặc điểm cụ thể của địa phương, chú ý đến tiềm năng lợi thế điều kiện thuận lợi…)
Câu 1: Vì sao nói tư bản ứng trước chỉ là “một giọi nước trong dòng sông ngày càng lớn của tư bản tích lũy”, đ/c hãy phân tích chỉ ra nguồn gốc của tư bản tích lũy?
Câu 2: Phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế ở địa phương (ngành) của đồng chí?
Câu 1:
Đặt vấn đề: Tùy học viên, có thể tiếp cận từ khi CNTB mới ra đời và phát triển ngày càng mạnh với qui mô tư bản ngày càng lớn.
Ý1: Tái sản xuất giản đơn.
Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất lặp đi lặp với quy mô như cũ. (phân tích ví dụ). Trong tái sx giản đơn thì TB ứng trước đã có nguồn gốc từ GTTD. Sau khi Tb tiêu dung hết GTTD, đến lúc số
TB tiêu dung bằng với TB ứng trước thì TB tiếp tục hoạt động chính là GTTD đã được tư bản hóa. Chỉ trong tái sx giản đơn đã cho thấy nguồn gốc của tb tích lũy chính là GTTD.
Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa có thể rút ra các vấn đề: - Một là, nguồn gốc của tư bản khả biến hay tiền lượng
- Hai là, nguồn gốc của toàn bộ tư bản ứng trước
- Ba là, địa vị phụ thuộc của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản
Ý2: Tái sản xuất mở rộng.
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất lặp đi lặp lại với quy mô ngày càng lớn hơn. Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư trở lại gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
(Phân tích ví dụ)
Qui mô của sx GTTD ngày càng lớn, TB tích lũy ngày càng nhiều, TB ứng trước vì thế chỉ còn là một giọt nước trong dòng sông tư bản tích lũy.
Nghiên cứu tái sản xuất mở rộng, ngoài các kết luận trên còn rút ra các kết luận sau đây: - Một là, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư.
- Hai là, sự chuyển hóa quy luật sở hữu của nền sản xuất hàng hóa thành các quy luật chiếm hữu tư bản chủ nghĩa.
Ý3: Qua phân tích 2 hình thức tái sx, khẳng định toàn bộ tư bản ứng trước có nguồn gốc từ tích lũy tư bản, vì vật tư bản ứng trước chỉ còn là một phần rất nhỏ trong quá trình tích lũy tư bản.
Câu 2:
Ý1: Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghiệp, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
Ý2: Nội dung cơ bản
- Trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân trên cơ sở triển khai cách mạng khoa học và công nghệ.
- Xây dựng và chuyện dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, có hiệu quả.
Ý3: Nội dung CNH, hiện đại hóa trong những năm trước mắt
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Phát triển công nghiệp và xây dựng
- Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tần vật chất của nền kinh tế.
- Phát triển nhanh các ngành dịch vụ - Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Ý4: Liên hệ ở địa phương (ngành)
- Nêu thực trạng thực hiện công nghiệp hóa ở địa phương (ngành).
- Nêu các giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương (ngành).
Câu: Trong tuyên ngôn Đảng Cộng Sản Mác Ăng ghen đã chỉ rõ: “giai cấp công nhân là người có sứ mệnh đào huyệt chon chủ nghĩa tư bản, và xây dựng chế độ mới xã hội Cộng sản chủ nghĩa”, Bằng lý luận đã học đồng chí hãy làm sáng tỏ luận điểm trên.
Phải nói được Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất, sâu sắc nhất của CNXH khoa học.
Vì vậy, vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp nhận, nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện nay đang đặt ra một cách bức thiết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Nội dung
- Khái niệm về giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động làm thuê cho nhà tư bản, họ hoàn toàn không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Vì vậy, trong sản xuất giai cấp công nhân là giai cấp bị phụ thuộc và trong phân phối, giai cấp về lợi ích của giai cấp tư sản, là động lực chính của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.
Nội dung: Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là: Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản Mác Ăng ghên đa chỉ rõ: “giai cấp công nhân là người sứ mệnh đào huyệt chon chủ nghĩa tư bản, và xây dựng chế độ mới xã hội Cộng sản chủ nghĩa”. Điều đó được thể hiện ở 3 ý sau đây:
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân trở thành lực lượng sản xuất cơ bản và là giai cấp quyết định tồn tại xã hội hiện đại và qua đó tạo cơ sở vật chất cho sự ra đời của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nội dung chính trị: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân dân lao động tiến hành đấu tranh giành chính quyền, xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân.
Nội dung văn hóa – tư tưởng: Giai cấp công nhân đấu tranh với hệ tư tưởng phi vô sản, xác lấp địa vị thống trị của hệ tư tưởng giai cấp công nhân xây dựng nền văn hóa và con người mới.
2.2 Những điều kiện khách quan định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân:
- Do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Giai cấp công nhận xét về nguồn góc ra đời là con đẻ của nền đại công nghiệp, với sự phát triển không ngưng của giai cấp công nhâ, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội ngày càng cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN lại dựa trên chế độ chime hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong long XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân – đại diện cho lực lượng sản xuất mới – với giai cấp tư sản – đại điện cho quan hệ sản xuất lỗi thời.
- Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và quá trình CNH-HĐH dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN
2.3. Những đặc điểm của giai cấp công nhân cũng là yếu tố quy định nên sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân. giai cấp công nhân.
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại nhất, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhấ,t là giai cấp tiên phong cách mạng nhất.
- Là giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản, đồng thời là giai cấp đại biểu cho lợi ích của toàn bộ các giai cấp tầng lớp lao động khác trong xã hội.
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế, và bản sắc dân tộc cho nên giai cấp công nhân còn phải