- Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt vớ
PHẦN I.2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Chương trình: trung cấp lý luận CHính trị Hành chính
Chương trình: trung cấp lý luận CHính trị - Hành chính Thời gian cho mỗi đề thi: 120 phút
Hình thức thi: Tự luận mở
Câu 1 Vì sao khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác lại bắt đầu bằng việc phân tích hàng hóa? Hàng hóa có những thuộc tính nào? Tại sao hàng hóa có các thuộc tính đó?
Câu 2 Vì sao nói trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan? Đồng chí hãy làm rõ những đặc trưng cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tế các thành phần kinh tế hiện nay ở địa phương?
Câu 1:
Ý 1: Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác đã bắt đầu bằng việc phân tích hàng hóa vì:
- Một là: Hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản. Mác viết:
“Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của cải xã hội biểu hiện ra là một đống khổng lỗ những hàng hóa chồng chất lại”. (V.I Lên nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, hà Nội, 2005, t.27.tr472 haowjc C.Mác – Ph. Ăng ghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1993, tập 23, tr.61)
- Hai là: Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi
mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Ba là: Phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù
kinh tế chính trị học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và dùng để trao đổi (mua bán) với nhau. (có phân tích)
Ý 2: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng
Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Đặc điểm:
Bất cứ một hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định.
Cơ sở của giá trị sử dụng của mỗi hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên quyết định. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị:
Để hiểu hết giá trị của hàng hóa phải phân tích giá trị trao đổi:
Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Phân tích ví dụ, chỉ ra được cơ sở để hai hàng hóa đó có thể trao đổi được với nhau chính là lao động kinh tế trong đó.
Giá trị:
Khái niệm: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hóa kết tinh trong hàng hóa.
Đặc điểm:
• Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi
• Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
• Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó tồn tại trong kinh tế hàng hóa
Ý 3: Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt:
- Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.
Lao động cụ thể tạo ra thuộc tính giá trị sử dụng hàng hóa
- Lao động trừu tượng: Là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức
cụ thể của nó, hay đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa.
Lao động trừu tượng tạo ra thuộc tính giá trị của hàng hóa./.
Câu 2:
Ý 1: Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta:
Khái niệm thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu qua hệ kinh tế đặc
trưng bởi những hình thức sở hữu nhất định. Có thể định nghĩa: “thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất”
* Do đặc điểm của nền kinh tế trong TKQĐ
TKQĐ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong kết cấu kinh tế - xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời, vừa có những yếu tố cũ.
TKQĐ còn nhiều TP kinh tế là do:
• LLSX phát triển không đều, còn cơ sở để tồn tại nhiều hình thức sở hữu do đó có nhiều thành phần kinh tế tồn tại
• Các cơ sở kinh tế của chế độ xã hội mới đang được xây dựng
• Một số thành phần kinh tế do xã hội củ để lại, không thể xóa bỏ tùy tiện, duy ý chí.
• Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình xây dựng CNXH
* Do đặc điểm cụ thể quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô
Kinh tế quốc doanh, có tính chất XHCN…
Các HTX tiêu thụ và HTX cung cấp có tính chất nửa CNXH
Kinh tế tư bản của tư nhân…
Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do nhà nwocs lãnh đạo. trong loại này, tư bản của tư nhân là CNTB. Tư bản của nhà nước là CNXH.
* Đổi mới kinh tế không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế, mà còn phải thực hiện nhất quán lâu dài chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Các thành phần kinh tế tồn tại trong TKQĐ lên CNXH:
Kinh tế nhà nước;
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân);
Kinh tế tư bản nhà nước;
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Ý 2: Đặc trưng cơ bản từng thành phần kinh tế và mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế. a. Kinh tế nhà nước: Dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân sách, tín dụng, ngân hàng nhà nước các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước, cơ sở vật chất của quốc phòng, an ninh và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
- Vai trì của kinh tế nhà nước: Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở
đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọn và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.