Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 55)

Hiện tại Nhà máy sản xuất ô tô mới chỉ xây dựng mức lao động cho công nhân sản xuất và cán bộ quản lý, chưa có mức dành cho công nhân phục vụ. Mức được xây dựng chỉ có một loại là mức thời gian, trong đó, mức dành cho lao động quản lý được tính một cách đơn giản là bằng 8-12% mức dành cho lao động sản xuất.

Với tính chất sản phẩm đa dạng, các sản phẩm lại mang tính tổng hợp, nên số lượng đầu việc là rất lớn. Theo thống kê của phòng Kỹ thuật, hiện tại Nhà máy có khoảng hơn 1000 đầu việc dành cho lao động sản xuất. Tuy nhiên, theo lời các các bộ của phòng thì hiện mới chỉ có khỏang 500 đầu việc, tức là 50% trong số đó là có mức cụ thể, ở một số bước công việc, mức vẫn là mức tổng hợp cho cả tổ thay vì cho từng công nhân. Theo đó, với một sản phẩm được giao, các thành viên trong tổ tự phân chia bố trí thời gian sao cho tổng thời gian làm việc đạt mức của sản phẩm. Với số mức đó, tương ứng với số công nhân từng phân xưởng nơi có mức thì hiện có khoảng 175 công nhân, tức 60% tổng số công nhân làm việc có mức cụ thể. Tuy nhiên, với phương pháp xây dựng mức như đã được trình bày ở phần trên, còn nhiều mức được xây dựng chưa dựa trên cơ sở khoa học.

Để có cái nhìn rõ hơn về mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em xin được đưa ra một ví dụ về mức lao động đang được áp dụng cho một loại sản phẩm - sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50. Xe Transinco Ba Hai AH B50 là một trong những sản phẩm chủ yếu của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, cùng với một số sản phẩm khác như xe khách 29 chỗ, xe ca 29, 34, 46 chỗ County, xe buýt B80… Xe Transinco Ba Hai AH B50 là loại xe buýt chạy trong thành phố, với 20 ghế ngồi và 30 chỗ đứng.

Cụ thể, mức lao động cho một xe Transinco AH B50 như sau :

Bảng 2.8 : Định mức giờ công các chi tiết và công đoạn trên xe Transinco Ba Hai AH B50

A. PHẦN KHUNG XƯƠNG Tổng giờ công (I+II+III)

I. Sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn

tính lượng chi tiết (phút) TG công việc 1 Mã nhỏ Cái 130 0,583 75,833 4/7 2 Mã to Cái 30 0,833 25 4/7

3 Giá bắt loa Cái 4 3 12 4/7

4 Thành bậc lên xuống cửa khách Cái 2 84 168 4/7

5 Chắn bùn trên Cái 4 30 120 4/7

6 Vách đứng bục ghế hậu Cái 2 16,5 33 4/7

7 Vách đứng sàn giữa Cái 4 12,5 50 4/7

8 Sàn lái phía đầu xe Cái 1 34 34 4/7

9 Tấm ốp sàn lái Cái 1 7 7 4/7

10 Sàn ghế lái Cái 1 51 51 5/7

11 Tấm ốp sàn phía sau cửa khách Cái 1 7 7 4/7

12 Rãnh trượt cửa khách Cái 1 11 11 4/7

13 Thanh định vị bắt loa Cái 8 5,5 44 4/7

14 Thanh bắt chân ghế L50x30x4x2500

Cái 4

7,75 31 4/7

15 Tôn đỡ máng gió điều hòa Cái 6 3 18 4/7

16 Đà ngang U100x40xδ4x2100 Cái 2 12,5 25 4/7 17 Thanh chống đà ngang

U100x40xδ 4x90

4

5,7 22,8 4/7

Tổng giờ công 13,2 giờ

II. Uốn các thanh cong khung xương xe

Tổng giờ công Bộ 1 30 giờ 30 giờ 5/7

III. Hàn dựng khung xương hoàn chỉnh

Tổng giờ công Bộ 1 107 107 giờ 5/7

A= I + II + III = 150,2 giờ B. PHẦN BỌC VỎ

Tổng giờ công : 1-9. (Đơn vị thời gian : Giờ)

1 Sản xuất cửa lái hoàn chỉnh Bộ 0 40 0 5/7

2 Sản xuất cửa thùng hàng hoàn chỉnh

Bộ

2 40 80 5/7

3 Sản xuất cửa thao tác cửa thao tác sườn xe trái phải hoàn chỉnh

Bộ

2 3,2 6,4 4/7

5 Sản xuất cửa khách hoàn chỉnh Bộ 1 5 5 5/7

Ép cửa khách hoàn chỉnh Cái 4 0,6 2,4 5/7

Hàn hoàn chỉnh cửa khách Cái 1 3,567 3,5667 4/7

Giờ công sửa cong Cái 1 1,5 1,5 5/7

Các chi tiết khác Cái 1 0,17 0,17 5/7

Bản lề cửa khách đồng bộ Cái 3 1,05 3,15 4/7

Tổng giờ công 112,9567

6 Sản xuất các loại bản lề

Bản lề cửa khách Cái 2 1 2 5/7

Bản lề cửa thùng hàng Cái 12 0,8 9,6 5/7

Bản lề cửa hậu Cái 2 1 2 5/7

Bản lề cửa đổ nhiên liệu Cái 3 0,8 2,4 5/7

Bản lề cửa trái Cái 2 1 2 5/7

Tổng giờ công 18

7 Sản xuất các chi tiết bọc vỏ

Giờ công cắt Bộ 1 5,3 5,3 4/7

Giờ công sấn Bộ 1 21,13 21,133 4/7

8 Sản xuất các chi tiết lẻ phục vụ bọc vỏ

Suppo bắt ba đờ sóc trước sau Bộ 1 0,5 0,5 4/7 Ốp phía ngoài trên cửa khách Tấm 1 0,36 0,36 4/7 Ốp ngoài phía trên cửa lái Tấm 1 0,36 0,36 4/7

Ép cột kính sườn xe Bộ 1 0,5 0,5 4/7

Chắn bùn dưới trước sau Cái 4 0,575 2,3 4/7

Tăng cứng chữ T Thanh 4 0,1 0,4 4/7 Mã bắt bản lề cửa thùng hàng sườn xe Thanh 12 0,1 1,2 4/7 Mã bắt gương Thanh 12 0,1 1,2 4/7

Nắp cửa sổ đầu sườn xe Cái 2 0,25 0,5 4/7

7,32 9 Gia công các mảng chi tiết rời

Gò các phần cửa gió nóc Cái 2 1,25 2,5 5/7

Ép cửa đổ dầu sườn xe Cái 2 0,75 1,5 5/7

Đột lỗ tấm che két làm mát Cái 1 1,25 1,25 5/7 Đột lỗ tấm chắn giữa hậu xe Cái 1 1,25 1,25 5/7

Nối vành mai Bộ 1 2,8 2,8 5/7

Tổng giờ công 9,3

Giờ công 312 giờ 5/7

C. PHẦN ĐÁNH GỈ, SƠN LÓT, MATÍT+ HOÀN THIỆN XE

D. PHẦN ĐÓNG SÀN GỖ

Giờ công 15 giờ 5/7

E. PHẦN GIÁ HÀNG TRONG NGOÀI+ KHUNG XƯƠNG GHẾ+ SÀN VÀ VÁCH THÙNG HÀNG

Tổng giờ công : 1-9

1 Sản xuất hàng trong xe

Cắt và sấn Bộ 1 9 9 4/7

Sản xuất chi tiết Bộ 1 8 8 5/7

Bọc vải giả da giá để hàng trong xe Bộ 1 6,5 6,5 5/7 Sơn chân và bề mặt Bộ 1 0,35 0,35 5/7 Lắp ráp Bộ 1 4 4 5/7 Tổng cộng 18,85

2 Sản xuất giá hàng ngoài xe

Sản xuất chi tiết Bộ 1 24 24 5/7

Lắp ráp Bộ 1 7 7 5/7

Tổng cộng 31

3 Sản xuất khung ghế

Uốn khung ghế từ thép ống Bộ 1 19,3 19,3 5/7

Sản xuất chi tiết từ thép Bộ 1 2 2 4/7

Sản xuất đế bắt ghế sàn Bộ 1 1,017 1,0167 4/7

Hoàn chỉnh khung ghế+ Sơn Bộ 1 22 22 5/7

44,317 4 Sản xuất sàn và vách thùng

hàng

Sản xuất chi tiết rời Bộ 1 7,18 7,18 4/7

Lắp sàn và vách Bộ 1 10 10 5/7

17,18

F. PHẦN SẢN XUẤT CÁC CHI TIẾT RỜI PHỤC VỤ MÁY GẦM, ĐIỆN, KHÓA KÍNH, GƯƠNG VÀ NỘI THẤT

1 Hộp ốp ổ khóa cửa thùng hàng Cái 4 0,15 0,6 5/7 2 Suppo bắt bình nước rửa kính Cái 1 0,4 0,4 5/7

3 Nẹp bắt chắn bùn Cái 4 0,133 0,532 5/7

4 Nẹp bắt sàn xe Bộ 1 0,9 0,9 5/7

5 Nẹp sàn gỗ Bộ 1 0,2 0,2 5/7

6 Búa thoát hiểm Bộ 2 0,75 1,5 5/7

7 Nâng mặt táp lô Bộ 1 4 4 5/7

9 Gờ lắp máng hút gió Cái 2 5/7 15,632

G. PHẦN HOÀN THIỆN MÁY GẦM, ĐIỆN, TÁP LÔ

1 Máy gầm 28 5/7

2 Điện 32 5/7

3 Táp lô 4 5/7

Tổng cộng 64

H. PHẦN LẮP KHÓA KÍNH, GƯƠNG

Giờ công 32 giờ 5/7

J. PHẦN HOÀN THIỆN NỘI THẤT, LẮP ĐẶT GHẾ

Giờ công 132 giờ 5/7

K. PHẦN ĐÁNH BÓNG VÀ LAU SẠCH XE TRONG NGOÀI

Giờ công 16 giờ 5/7

Trong đó, mức lao động (giờ/ phút) được xác định bằng cả phương pháp kinh nghiệm lẫn phương pháp phân tích khảo sát, tùy thuộc vào từng bước công việc cụ thể.

Như đã nêu trong ví dụ ở phần III, mục 2 cùng chương, trong các mức lao động kể trên, các mức như mã to, mã nhỏ thuộc phầm sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn của Khung xương được xây dựng bằng phương pháp kinh nghiệm Bên cạnh đó, một số bước công việc đơn giản khác cũng được xây dựng bằng phương pháp này như: Thanh định vị bắt loa, thanh bắt chân ghế L50x30x4x2500, tôn đỡ máng gió điều hòa, đà ngang U100x40xδ4x2100, thanh chống đà ngang U100x40xδ4x90, các chi tiết trong phần F- các chi tiết rời phục máy gầm, điện, khóa kính, gương và nội thất… Các chi tiết này, nếu có sự giống nhau hoàn toàn với các chi tiết ở một sản phẩm cũ thì sẽ được áp dụng luôn mức cho chi tiết ở sản phẩm đó, hoặc có sự sai khác chút ít thì cán bộ định mức sẽ điều chỉnh cho phù hợp dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Phương pháp phân tích khảo sát được áp dụng để định mức cho bước công việc như trong phần B- phần bọc vỏ, hay như ở các phần như phần C- Đánh gỉ, sơn

lót, matít, hoàn thiện xe, phần E- phần giá hàng trong ngoài, khung xương ghế, sàn và vách thùng hàng… Các phần này hoặc có tính chất kỹ thuật phức tạp, yêu cầu sự tổng hợp của nhiều thao tác khác nhau, hoặc do tính chất mới lạ nên không thể áp dụng phương pháp kinh nghiệm mà cần phải có sự phân tích, tính toán cụ thể.

Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sử dụng bởi các quản đốc, áp dụng cho một số bước công việc thành phần khi thực hiện một sản phẩm mà phân xưởng được giao. Ví dụ như bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả trong bước công việc lớn là sản xuất chi tiết này. Bản thân một chi tiết chốt kẹp lò xo ghế ngả có mức thời gian là 15 phút/ chi tiết. Do để sản xuất ra một chi tiết như vậy đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước công việc khác nhau mà mức cho từng công việc như vậy lại chưa được bộ phận Định mức của Nhà máy xây dựng. Chính vì thế, để có thể quản lý, kiểm soát tốt tiến độ thực hiện, các phân xưởng/ tổ đã có những mức riêng cho từng bước công việc riêng lẻ của mình.

Đối với một số công đoạn ở trên, lại có những định mức cụ thể, chi tiết cho từng bước công việc, tuy nhiên, nhìn chung ở nhiều rất nhiều công đoạn, mức lao động hiện thời còn là mức lao động tổng hợp, chưa được thực sự cụ thể, rõ ràng. Thể hiện ở hai điểm :

- Một số mức là sự tổng hợp của nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ : Công đoạn sơn đã bao gồm các bước công việc :

+ Phun xốp + Đánh sạch bề mặt + Chống gỉ bề mặt + Kiểm tra độ phẳng + Sửa bề mặt lỗi do gò + Bả Matit 1 thành phần + Mài phẳng Matit 1 thành phần + Bả chỗ lồi + Sơn lót + Bả Matit 2 thành phần

+ Giáp mịn bề mặt + Sơn bóng

- Ở một số bước công việc, mức lao động là sự tổng hợp của bước công việc ở nhiều chi tiết khác nhau. Ví dụ, ở phần A. Khung xương, tại bộ phận sản xuất các chi tiết làm từ tôn, bước công việc sản xuất thành bậc lên xuống cửa khách lại có thể chia làm hai bước công việc với hai loại thành bậc kích thước δ1,5 x 650 x 2120 và thành bậc kích thước δ2 x 500 x 860.

Việc tổng hợp các bước công việc thành một như vậy đang tạo ra nhiều hạn chế cho công tác định mức lao động tại Nhà máy. Định mức chung chung gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác tình hình thực hiện mức của cá nhân người lao động, từ đó gây khó khăn cho công tác trả lương. Đồng thời, một mức tổng hợp của nhiều bước công việc sẽ gây khó khăn cho công nhân khi không có một chuẩn quy định để làm việc và không cho thấy được những lãng phí thời gian khi làm việc của từng cá nhân để có những biện pháp khắc phục.

* Áp dụng mức để trả công

Như đã trình bày ở trên, tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, mức lao động là một cơ sở quan trọng cho công tác trả công. Mức sau khi được phê duyệt và đưa vào áp dụng sẽ được sử dụng để làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm được xác định theo công thức sau:

tgi CBCV i TL M ĐG = × (1) hoặc: sli CBCV i M TL ĐG = (2) Trong đó:

ĐGi là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm i. TLCBCV là tiền lương ngày ứng với cấp bậc công việc.

Mtgi là mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm i (ngày). Msli là mức sản lượng ngày của sản phẩm i với

tgi

sli M

Công thức 2 được áp đối với những sản phẩm mà thời gian hoàn thành một sản phẩm ngắn (thời gian hoàn thành tính bằng phút).

Từ đơn giá sản phẩm kể trên, tiền lương sản phẩm của công nhân được tính theo công thức:

Q ĐG TLspj = i×

Trong đó:

TLspj là tiền lương sản phẩm ngày của công nhân j sản xuất sản phẩm i. Q là số lượng sản phẩm i mà công nhân j sản xuất ra trong ngày.

2.3.3.2. Tình hình thực hiện mức

Về tình hình thực hiện mức, khi được hỏi, cán bộ định mức của Nhà máy cho biết « Nhìn chung tình hình thực hiện mức của công nhân rất tốt ». Theo cán bộ này, sở dĩ có điều đó là do luôn có sự theo dõi tình hình thực hiện, điều chỉnh mức thường xuyên. Tuy nhiên, Nhà máy lại không có tài liệu nào ghi chép, thống kê lại thực tế tình hình thực hiện mức của công nhân.

Tình hình thực hiện mức của công nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lượng, thu nhập của họ. Vì vậy, em xin được đánh giá tình hình thực hiện mức qua các số liệu về tiền lương, thu nhập của công nhân như sau:

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tiền lương-thu nhập của công nhân

Đơn vị: Triệu đồng/tháng

Năm Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007

Tiền lương bình quân 3,280 3,580 3,277 4,038

Thu nhập bình quân 3,601 3,806 3,508 4,320 (Nguồn: Phòng Nhân chính)

Qua bảng trên, ta thấy nhìn chung, tiền lương bình quân và thu nhập bình quân của người lao động tại Nhà máy luôn có xu hướng tăng lên theo từng năm. Chỉ có trong năm 2006, do Nhà máy có nhiều biến động dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Với chính sách trả lương theo sản phẩm của Nhà máy, công nhân có nhiều điều kiện để nâng cao thu nhập bằng việc cố gắng nâng cao năng suất, phấn đấu đạt và vượt mức. Với số

liệu cho thấy thu nhập của người lao động không ngừng được nâng cao như ở trên, ta có thể phần nào thấy được tình hình thực hiện mức tại nhà máy là tương đối tốt.

Tuy nhiên, để có thêm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện mức tại Nhà máy, em đã thực hiện phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của một số công nhân tiêu biểu rồi so sánh với mức hiện hành. Cụ thể em đã tiến hành khảo sát hai bước công việc : Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả của công đoạn sản xuất khung ghế và Mài khuôn cối của công đoạn sản xuất chi tiết rời của sản phẩm ô tô Transinco Ba Hai AH B50. Mỗi bước công việc được chụp ảnh ba lần. Kết quả chụp ảnh được trình bày ở phụ lục 1 đến 6 ở cuối luận văn.

Tình hình thực hiện mức của công nhân Vũ Minh Kế

Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 55)

w