Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 86)

Để nâng cao chất lượng của mức so sánh điển hình, ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cần định mức ra từng nhóm nhỏ, mối nhóm chỉ nên có từ 5 đến 10 bước công việc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật của các bước công việc trong mỗi nhóm được chính xác hơn.

- Chọn bước công việc điển hình phải chính xác, xứng đáng tiêu biểu cho cả nhóm. Kinh nghiệm cho thấy nên chọn bước công việc có tần số xuất hiện lớn nhất làm bước công việc điển hình.

- Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải thật chính xác. Để làm được điều đó, cần xây dựng quy trình công nghệ hợp lý, chi tiết, cho từng bước công việc điển hình và phải định mức cho chúng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát.

- Quy định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thạt thận trọng, chính xác bằng phân tích, so sánh điểu kiện tổ chức kỹ thuật, hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với bước công việc điển hình.

Để có thể thấy rõ hơn về việc sử dụng phương pháp này để định mức lao động, em xin trình bày ví dụ về cách định mức cho một nhóm công việc sản xuất các chi tiết trên sản phẩm xe ô tô AH B50. Những chi tiết này thuộc nhóm những chi tiết rời trên sản phẩm xe ô tô AH B50, bao gồm những chi tiết: Thanh cong đầu xe số 1-3, thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong đuôi xe số 1-2, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu, thanh cột sườn xe phía sau.

Sở dĩ các công việc có thể được nhóm vào một nhóm vì các công việc này được tiến trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật như nhau như đều sử dụng máy ép 63 T, máy cắt, được thực hiện bởi cùng một nhóm công nhân trong điều kiện làm việc như ánh sáng, tiếng ồn, chế độ phục vụ như nhau. Về mặt quy trình công nghệ, chúng cũng khá nhiều điểm tương đồng. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 3.3: Danh sách và quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết rời trên xe AH B50

STT Tên chi tiết Cắt

phôi Vạch dấu Uốn lân

Uốn cong hai đầu Kiểm tra lại Cắt chân Khoan lỗ bắt đường điện Số lượng/ 01 xe

1 Thanh cong đầu xe số 1 x x x x x x x 3

2 Thanh cong đầu xe số 2 x x x x x x x 1

3 Thanh cong đầu xe số 3 x x x x x x x 1

4 Thanh liên kết mảng đầu và sườn

x x x x x x 2

5 Thanh cong đuôi xe số 1 x x x x x x x 1

6 Thanh cong đuôi xe số 2 x x x x x x x 1

7 Thanh cong trên ba đờ sốc sau

x x x x x x 2

8 Thanh cong liền sườn xe x x x x x x 14

9 Thanh cột sườn xe phía đầu x x x x x x 2

10 Thanh cột sườn xe phía sau x x x x x x 2

Như vậy, từ nhóm các công việc trên, ta lại có thể chia nhỏ ra làm 2 nhóm khác nhau:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các công việc: Sản xuất thanh cong đầu xe số 1-3 và thanh cong đuôi xe số 1-2 với các thao tác: cất phôi, vạch dấu, uốn lân, uốn cong hai đầu, kiểm tra lại, cắt chân và khoan lỗ bắt đường điện. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong đầu xe số 1 vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (3 lần).

- Nhóm thứ hai bao gồm các công việc: Sản xuất thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu và thanh cột sườn xe phía sau. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (14 lần).

Ở đây, ta sẽ tiến hành xây dựng mức cho nhóm thứ hai với bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe. Ta ký hiệu là K1=1.

Để so sánh mức độ phức tạp của các bước công việc trong nhóm, ta sử dụng bảng 3.4- bảng quy cách các chi tiết rời:

Bảng 3.4: Bảng quy cách các chi tiết rời trên xe AH B50

Tên chi tiết Quy cách

Thanh liên kết mảng đầu và sườn 40 x 40 x δ1,5 x 2240 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 40 x 40 x δ2 x 2030

Thanh cong liền sườn xe 40 x 40 x δ2 x 2180

Thanh cột sườn xe phía đầu 40 x 20 x δ2 x 2240

Thanh cột sườn xe phía sau 40 x 20 x δ2 x 2110

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Từ bảng trên và từ thực tế công việc, ta xây dựng hệ số đổi Ki cho các công việc sản xuất các chi tiết như sau:

Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki

Tên chi tiết Ki

Thanh liên kết mảng đầu và sườn

1,37 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 0,93 Thanh cong liền sườn xe 1 Thanh cột sườn xe phía đầu 1,07 Thanh cột sườn xe phía sau 0,96

Bằng phương pháp phân tích khảo sát đã trình bày ở trên, ta có thể xác định được mức thời gian cho bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe, giả sử là 10 phút.

Như vậy, theo như phương pháp so sánh điển hình đã trình bày, mức của các bước công việc sản xuất các chi tiết trong nhóm sẽ là:

Thanh liên kết mảng đầu và sườn : Mtg= 10 x 1,37 = 13,7 (phút) Thanh cong trên ba đờ sốc sau : Mtg= 10 x 0,93 = 9,3 (phút) Thanh cột sườn xe phía đầu : Mtg=10 x 1,07 =10,7 (phút) Thanh cột sườn xe phía sau : Mtg=10 x 0,96 = 9,6 (phút)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2.DOC (Trang 86)

w