1. Đặc điểm hình thái
- Cấu tạo: Nấm mốc là loại nấm hiển vi có cấu tạo sợi. Có hai loại sợi nấm: sợi có vách ngăn (đa
bào) và sợi không vách ngăn (đơn bào)
- Hình dạng: Đa số nấm mốc có hình sợi phân nhánh. Khi phát triển các sợi chằng chịt với nhau làm thành hệ sợi nấm - gọi là khuẩn ty thể (micelium). Một số sợi sinh trưởng bằng cách đâm sâu vào môi trường gọi là khuẩn ty cơ chất. Phần khác phát triển trên bề mặt của cơ chất gọi là khuẩn
ty khí sinh. Khuẩn ty cơ chất có nhiệm vụ hút muối khoáng và chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ
hệ sợi. Khuẩn ty khí sinh có chức năng hô hấp và mang cơ quan sinh sản là bào tử. - Kích thước: Sợi nấm có đường kính từ 5 - 20 m, dài cỡcm hay hơn nữa.
2. Đặc điểm sinh lý
- Dinh dưỡng: Nấm mốc thuộc loại thực vật hạđẳng không có diệp lục. Chúng có thể sống ký sinh hoặc hoại sinh.
- Hô hấp: Đa phần nấm mốc là vi sinh vật hiếu khí.
- Sinh sản: Nấm mốc có thể sinh sản bằng nhiều phương thức: + sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp tử
+ Sinh sản sinh dưỡng bằng một đoạn sợi nấm
+ Sinh sản vô tính bằng hạch và chủ yếu nhất bằng bào tử.
- Khảnăng tạo bào tử: Bào tửchính là cơ quan sinh sản của nấm mốc. Có hai loại bào tử: + Bào tử nội sinh (bào tử nang - endospore).
+ Bào tử ngoại sinh (bào tửđính - exospore)
Sợi nấm mang bào tử gọi là cuống bào tử. Bào tử của nấm mốc có màu sắc đặc trưng cho từng loài. Bào tử nang của Mucor, Rhizopus có màu đen.Bào tử của Aspergillus oryzae có màu vàng hoa cau, Aspergillus niger - màu đen, Aspergillus usami - màu nâu, Aspergillus awamori - màu
nâu đen, Penicillium - màu xanh lam.
Sự hình thành bào tử của nấm mốc rất khác nhau và có tính chất đặc trưng cho từng loài.
- Khả năng chuyển động: Nấm mốc không có khảnăng di động nhưng chúng phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên chính là vì bào tử phát tán trong không khí nhờ gió.
3. Ứng dụng trong công nghiệp
- Nấm mốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tựnhiên, vô cơ hóa
các chất cặn bã, xử lý ô nhiễm, bảo vệmôi trường sinh thái. - Sản xuất các axit hữu cơ