Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổ

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Đối với ngành kinh doanh siêu thị, các sự kiện có thể tác động tới ngành và được xem là lực lượng dẫn dắt sự thay đổi có thể kể đến là:

Thay đổi về khách hàng và xu hướng tiêu dùng: Người Việt có thói quen mua sắm ở chợ hay cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là bộ phận dân số trẻ chiếm 60% dân số ở thành thị đang chuộng mua sắm tại các siêu thị. Họ lui tới siêu thị nhiều phần còn có mục đích tham quan và sau đó phát sinh nhu cầu mua sắm.

Sự thâm nhập ngành của các doanh nghiệp nước ngoài: Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh siêu thi ở Việt Nam. Có doanh nghiệp đã và đang mở rộng hệ thống phân phối của mình, có doanh nghiệp đang xin cấp phép… đều khiến các doanh nghiệp hiện tại trong ngành siêu thị ở

29

Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt, sức ép giảm chi phí… Các siêu thị bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt nam như Metro, Big C, Parkson, Lotte là những siêu thị áp dụng các công nghệ quản lý và kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và cung cấp nguồn hàng, chương trình quảng cáo khuyến mại, hệ thống logicstics, quản trị nhân sự, kỹ thuật bán hàng…đây là các vấn đề có tính then chốt trong hoạt động của siêu thị mà các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Giám đốc Big C Hải phòng cho rằng hệ thống Big C có phương pháp khai thác nguồn hàng và cung cấp hàng hóa cũng như các chương trình khuyến mại, bán hàng rất linh hoạt, hiệu quả, tạo ra các mặt hàng, các dịch vụ khách hàng rất độc đáo với chi phí thấp và cạnh tranh có tác dụng thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và rất đáng để các siêu thị khác học tập.

Sự thay đổi về quy định và chính sách: Sự thay đổi về quy định và chính sách cho ngành kinh doanh siêu thị Việt Nam được đánh dấu khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Theo đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán lẻ Việt Nam, doanh nghiệp chỉ được phép mở một điểm bán lẻ, điểm thứ hai sẽ được xem xét khi kiểm tra nhu cầu kinh tế. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư các siêu thị lớn, đáp ứng cho nhu cầu mua sắm có chất lượng cao của người tiêu dùng. Đây là các siêu có quy mô lớn, mặt hàng đa dạng phong phú, áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong cung cấp dịch vụ bán lẻ, phong cách phục vụ mới lạ, tạo nên sự văn minh hiện đại trong phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng nâng cao của người tiêu dùng.

Toàn cầu hóa và cấu trúc cạnh tranh: Mở cửa thị trường phân phối sẽ tạo nên một sự cạnh tranh rất gay gắt, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải thường xuyên nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong các giải pháp tạo nên khả năng cạnh

30

tranh vượt trội là nâng cao chất lượng giảm giá thành dịch vụ, làm chất lượng dịch vụ khách hàng thường xuyên được cải thiện, giá hàng hóa có tính cạnh tranh. Khảo sát thực tế tại siêu thị Intimex Hải phòng, Coop Mart Thành phố Hồ Chí Minh đều cho rằng để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài như Big C, các siêu thị này đều phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ tạo nên sự văn minh, sang trọng trong phong cách phục vụ, giảm các chi phí nhằm giảm giá hàng hóa nhằm thu hút khách hàng, điều này kích thích tiêu dùng và tác động tích cực đển dòng vận động của hàng hóa để phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp nước ngoài thường có hệ thống, bán buôn, bán lẻ toàn cầu, một số hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu để cung cấp cho hệ thống ở nước ngoài. Ở Việt Nam, Metro đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam cho hệ thống Metro toàn cầu, các doanh nghiệp khác hoạt động xuất khẩu cũng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)