Trạng thái của ngành

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 27)

Năm 2011, thị trường bán lẻ hiện đại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, được người tiêu dùng ưa thích nhiều hơn và là kênh tiêu dùng ngày càng quan trọng. Siêu thị lớn phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011- 2012 và chậm dần tại các đô thị lớn. Các hình thức siêu thị nhỏ hơn ngày càng phổ biến và

28

kết hợp. Hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên lương thực, thực phẩm, đặc biệt các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa chuyên các sản phẩm trung, cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng.

Kênh bán lẻ truyền thống cũng tiếp tục được thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh với các quy hoạch mạng lưới chợ; quy hoạch bán buôn, bán lẻ… Tuy nhiên, hình thức mua sắm tại chợ hoặc các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng lớn đến năm 2015 do vẫn có một vị thế và sức hút rất riêng so với những mô hình bán lẻ khác.

Năm 2011, thị trường bán lẻ khu vực nông thôn Việt Nam khởi sắc do thị trường nông thôn rộng lớn, nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn ngày càng tăng cao. Đặc biệt là do tác động của cuộc vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt” đã ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin tiêu dùng của người nông thôn.

Năm 2011 cũng là năm ghi nhận sự hình thành và cạnh tranh mạnh mẽ của các nhãn hiệu bán lẻ như CoopMart, BigC, HaproMart, Fivimart… Đặc biệt, kênh bán lẻ qua mạng trực tuyến sẽ khởi sắc trong năm 2011. Có thể nói, ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)