- Chỗ để xe có diện tích khá eo hẹp so với các nhà hàng khác, khiến trong những thời điểm đông khách, nhân viên của nhà hàng đã phải di chuyển xe
Chương 2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Gió Biển
2.2. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức lao động trong nhà hàng Gió Biển
Trong nền kinh tế nói chung và kinh doanh lĩnh vực nhà hàng nói riêng đều nhận định rằng khách hàng là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng, nhà hàng đã áp dụng một số biện pháp nhằm thu hút khách đến với nhà hàng.
Nhà hàng Gió Biển đã trang bị kiến thức kinh tế về quản lý kinh tế cho cán bộ quản lý nhà hàng, trang bị thêm nhiều kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho từng nhân viên ở từng bộ phận trong nhà hàng, để từ đó nâng cao chất lượng lao đọng của nhân viên phục vụ khách. Đó là yếu tố hàng đầu vì con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động tạo ra sản phẩm phục vụ khách. Chính vì vậy, nhà hàng đã nâng cao chất lượng lao động của từng đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp.
Từ khi nhà hàng đi vào hoạt động đến nay, trải qua nhiều bức thăng trầm, đội ngũ nhân viên của nhà hàng đã từng bước thay đổi không ngừng. Nhìn chung độ tuổi của đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp ở nhà hàng từ 20-30, còn đội ngũ phục vụ gián tiếp có độ tuổi từ 24-40, với cơ cấu tuổi như vậy cùng với tỷ lệ lao động nam chiếm đa sốlà một thuận lợi của nhà hàng. Tuy nhiên, mặc dù nhà hàng đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của nhà hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách, đặc biệt là khách quốc tế đến với nhà hàng. Do đó nhà hàng cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Đầu tiên tổng hợp lại số lượng đội ngũ nhân viên của nhà hàng tại các phòng, bộ phận để có kế hoạch phân bổ hợp lý nguồn lực sao cho phù hợp với từng hoạt động kinh doanh. Đánh giá đúng năng lực chuyên môn của từng nhân viên để phân bổ vào từng vị trí thích hợp nâng cao hiệu quả làm việc.
- Trong công tác quản lý thì các nhà quản lý cần tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, điều hành cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng của các nhà hàng, khách sạn khác cùng kinh doanh lĩnh vực ăn uống.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hóa, xã hội, lich sử cho đội ngũ nhân viên, đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo nhiều ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh để phục vụ khách nước ngoài.
- Lên kế hoạch tìm kiếm lao động bổ sung cho nguồn lực của công ty. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên mới, giao việc để họ có thể phát huy năng lực bản thân.
- Nâng cao chất lương đội ngũ nhân viên qua việc tạo điều kiện để họ có thể học hỏi, trao đổi, kèm cặp nhau giữa các thành viên mới và cũ trong nhà hàng để có thể giúp đỡ nhau trong công việc, ngoài ra phải tổ chức các đợt luân chuyển công việc giữa nhân viên của các bộ phận để họ có thể học tập thêm những kỹ năng khác, tạo điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường mối quan hệ với bộ phận bếp
- Bộ phận phục vụ cần liên kết chặt chẽ với các bộ phận bảo vệ và bộ phân bảo dưỡng nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của khách cũng như của bộ phận phục vụ. Khi các thiết bị trong phòng tiệc, trong nhà hàng gặp sự cố thì nhân viên cần báo ngay cho bộ phận bảo dưỡng để thay thế và sửa chữa một cách nhanh nhất. Mối quan hệ với bộ phận bếp cũng hết sức quan trọng và cần được tăng cường hơn nữa trong những năm tới.
- Việc thiết lập đội ngũ giám sát và kiểm tra chất lượng và khả năng phục vụ khách hàng là rất quan trọng và cần thiết vì nó liên quan đến toàn bộ quá trình phục vụ thực khách. Việc quản lý khả năng phục vụ khách hàng nhằm xây dựng chất lượng, kiểm tra chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ kinh doanh của nhà hàng. Theo em, đội ngũ giám sát có thể là Giám đốc hoặc phó giám đốc nhà hàng, quản lý nhà hàng.
- Theo em, để tiến hành công tác giám sát khả năng phục vụ khách hàng của nhân viên một cach có hiệu quả, đội ngũ giám sát cần tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá chất lượng thường xuyên, liên tục. Nên kiểm tra một tháng/lần các trang thiết bị tại bộ phần bàn. Với nhân viên trong nhà hàng thì nhà quản lý cần kiểm tra đột xuất công việc mà họ đang làm xem có đúng quy trình nghiệp vụ hay không, tác phong và thái độ phục vụ như thế nào, có đảm bảo yêu cầu chất lượng mà công việc đề ra hay không.
- Ngoài ra các nhà quản lý trên nên thường xuyên điều tra ý kiến khách hàng thông qua hình thức phỏng vấn, bảng hỏi để nắm bắt quan điểm của khách về chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng, ý kiến khen chê về chất lượng phục vụ của nhà hàng để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và nhâ viên