Giá trị kiến trúc

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc chùa Bút Tháp (Trang 45)

- Tháp báo Nghiêm

3.2.Giá trị kiến trúc

b. Tượng chân dung

3.2.Giá trị kiến trúc

Chùa Bút Tháp có kiến trúc hòa nhập với mô trường thiên nhiên bao quanh, người xưa đã biết khai thác cảnh quan của cả vùng để tạo nên sự hòa nhập đó. Cũng như nhiều công trình kiến trúc khác của người Việt, kiến trúc của chùa Bút Tháp được dàn trải theo mặt bằng, kết quả là làm cho kiến trúc trở nên đầm ấm, con người đến với di tích chùa Bút Tháp này vẫn không cảm

thấy thân phận của mình bị chìm lụt đi mà tâm tư vẫn dồn vào ý niệm về đạo phật. Không gian của của Bút Tháp vừa đóng, vừa mở, có tường vây bọc mà dường như không có tường vây bọc, ranh giới giữa chùa và thế giới bên ngoài khó phân biêt . cũng như nhiều ngôi chùa cổ phía Bắc khác, chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp như một ốc đảo dài điểm xuyết cây xanh, nổi bật trên một cánh đồng lúa mênh mông với bố cục hài hoà, gọn gang và rất sinh động giữa kiến trúc với môi trường và thiên nhiên. Chùa quay theo

hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt, đối với đạo Phật hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, những người xây dựng chùa đã xử lí rất tốt về tỉ lệ, đọ giãn cách, độ cao của tầng nền và nhịp điệu cao thấp của các công trình .Ngoài cùng là Tam quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái nằm giữa hai dãy hành lang là 7 toà nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, Tích Thiện am, Nhà Trung, Phủ thờ, Hậu đường. Ngoài ra còn có tháp Ni Châu, tháp Tam Hoa thấp hơn. Song tất cả đều được dựng bằng đá, trạm trổ tinh xảo và điều đặc biệt là các ngọn tháp ở đây đều được ghép đá lại với nhau chứ không dùng chất kết dính.

Chùa Bút Tháp có kiến trúc hào nhập với môi trường thiên nhiên bao quanh. Người xưa đã biết kết hợp cảnh quan của cả vùng để tạo sự hoà nhập đó. Với cảnh quan hiện có, chúng ta thấy bên trái chùa có dòng sông Đuống, trước cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc. Chùa không vươn lên theo chiều cao mà các đơn nguyên kiến trúc đều được trải dài theo mặt bằng. Do hoàn cảnh địa lí của một sứ xở nhiều nắng, lắm mưa nên người việt buộc phái có kiến trúc với những bộ mái lớn. Ở Bút Tháp cũng vayyj, nhìn từ ngoài vào chúng ta sẽ thấy ngay chiều rộng của mái chiếm gần 2/3 chiều cao. Hiện tượng đó càng như kéo kiến trúc xuống sát mặt đất hơn, kết quả là kiến trúc trở nên

đầm ấm. Chính vì thế mà không gian chùa Bút Tháp như vừa đóng, vừa mở. dù có tường vây bao bọc mà ranh giới giữa chùa và bên ngoài ít phân biệt trong tâm thức. Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi trên các chất liệu gỗ và đá, ở kiến trúc và các đồ thờ. Đực biệt phái ngoài Thượng Điện có lan can bằng đá bao quanh có 26 bức chạm khắc đá....Trên lan can cầu đá có 12 bức, chân tháp Báo Nghiêm có 13 bức. Tổng cộng có 51 bức với những đề tài khác nhau nhưng đều thống nhất về mặt chất liệu, phong cánh và thống nhất về niên đại.

Chùa Bút Tháp là một công trình kiến trúc nghệ thuật khá hoàn chỉnh, nhiều mảng chạm khắc, các hiện vật, đồ thờ, những tháp đá.... là nguồn tài liệu nguyên vẹn cho việc nghiên cứu các loại hình kiến trúc tôn giáo này. Với những giá trị trên đây, chùa Bút Tháp xứng đáng là một trong

những di tích có giá trị hàng đầu, là một di sản quý của cả nước cần phải bảo vệ đặc biệt.

Từ ý nghĩa về giá trị nhiều mặt của chùa Bút Tháp. Bộ văn hóa thông tin đã xếp hạng đây là một di sản văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 313/ QĐ – BT, ngày 28/4/1962.

2.3. Đối với Phật giáo

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự ) nằm ở bên đê hữu ngạn Sông Đuống, thôn Bút Tháp, Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây là một ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Đối với đạo Phật hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã.

Quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền. Các bức chạm đều tập trung về đề tài thiên nhiên phong phú sinh động như Tứ Linh Quý. Chùa có tháp Bảo Nghiêm thờ Hòa Thượng Chuyết Chuyết, trông tháp giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29 m. Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng dưới cùng của toà tháp này có mười ba bức chạm đá với đề tài chủ yếu là các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc chùa Bút Tháp (Trang 45)