Trang trí trên lan can tòa Thượng Điện

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc chùa Bút Tháp (Trang 40)

- Tháp báo Nghiêm

b. Tượng chân dung

2.3.1. Trang trí trên lan can tòa Thượng Điện

Tất cả các bức chạm ở đây đều được thể hiện trên 26 phiến đá hình chữ nhật được liên kết với nhau qua các trụ đá hình vuông tạo thành một dải hành lang. Mỗi phiến đá này có chiều dài 130cm, rộng 60cm và dày 14cm. Các bức chạm này được phân bố cân đối ở hai nửa nhà Thượng Điện, mỗi nửa nhà có 1 phiến ở mặt trước, 7 phiến ở đầu hồi, 10 phiến ở mặt sau. Đề tài của những bức chạm này là những cảnh thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân, cỏ cây thiên nhiên hay các đề tài trong truyện cổ tích hay những mẫu hình của dân tộc, chúng phản ánh một thế giới tự nhiên vô cùng phong phú và đặc biệt là những ý nghĩa mà chúng hàm chứa.

Qua thống kê các nhà nghiên cứu cho rằng trên tổng có 26 bứcchạm chỉ có 8 bức chạm hoàn toàn cỏ, cây, hoa gồm: sen, cúc, trúc, lan, tùng... còn 18 bức thể hiện các loài động vật cùng các hoa văn khác đi kèm. Động vật trang trí ở đây thường có các loại như: ngựa, dê, khỉ, hổ, trâu, cá, chim, cò... và những con vật linh hoa như: rồng, long...những bức chạm thực vật chỉ chiếm 31%, còn các bức chạm động vật chiếm 69%.

Các bức chạm ở đây đều được đặt trong khung chia thành ba phần rõ rệt: phần trên cùng trong một ô chữ nhật lõm được trang trí van xoắn hình số 3 úp mở ở nhiều chỗ, chúng ta đã nhận ra rằng van xoắn đó thể hiện một hình lá sen ngửa ở chính giữa, hai bên là hai nửa lá sen với cùng một phong cách như vậy. Phần chính là phần giữa của phù điêu miêu tả các cảnh và phía dưới có bốn đường lượn kép đăng đối nhau khiến người ta nghĩ rằng người nghệ sỹ muốn biểu hiện một hinh thức trang tri kiểu “chân quỳ dạ cá”.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc chùa Bút Tháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w