III. LƯợng tử hoá.
H.9C t
t +Xmax -Xmax Xmax 4 3 2 1 0 n tn t+Ts t+2Ts t+3Ts ∆X t
Kết quả là giá trị biên độ của Upam đã được hạn chế tương ứng với mức lượng tử. Do trong quá trình lượng tử hoá đã được thực hiện phép làm tròn lấy gần đúng nên có sai số là: ±∆x/2.
Vì vậy ở máy thu khôi phục tín hiệu không giống với tín hiệu ban đầu gọi là méo lượng tử hoá hoặc tạp âm lượng tử hoá.
Công suất tạp âm lượng tử hoá là: N = ∆² / 12 = conts.
Để khắc phục nhược điểm của lượng tử hoá đều người ta sử dụng lượng tử hoá không đều.
2.Lượng tử hoá không đều.
Là chia bước lượng tử tỷ lệ với tín hiệu. ∆x = kx ≠ conts.
k: Là hệ số tỷ lệ. X: Là tín hiệu.
Ưu điểm: Do ∆x tỷ lệ với tín hiệu x nên tạp âm lượng tử hoá.
N = ∆² / 12 = conts.tỷ lệ theo tín hiệu, làm cho tỷ số S/N = conts. Để thực hiện lượng tử hoá không đều bằng cách tìm hàm y = f(x) để
dy = 1/C1 (1n+C0). Với: C1 Là hằng số tích phân.
C0 Là hằng số tích phân.
Vậy nếu x nhỏ thì y là một hàm bậc nhất của x ( quan hệ giữa y và x là tuyến tính ). Nếu x lớn thì y là hàm log của x ( quan hệ phi tuyến ).
Xây dựng đồ thị của hàm y.
Trên trục y chia làm 8 phần bằng nhau lấy từ 0 ữ 7. Dùng 3 bít nhị phân để chia thành 8 đoạn từ 000 ữ 111. Mỗi một đoạn chia thành 16 mức đều nhau, dùng 4 bít nhị phân để biểu diễn mức trong đoạn.
Vùng dương (+) của tín hiệu có 128 mức đánh số từ 0 ữ 127. Để biểu diễn mã hoá 128 mức dùng 7 bít.
Vùng (-) đối xứng với vùng (+), có mức giống nhau, chỉ khác nhau về dấu.
Vì vậy để mã hoá cho tất cả hai vùng âm dương tín hiệu thì chỉ cần sử dụng thêm một bít để mã hoá dấu.
(+) mã hoá 1. (-) mã hoá 0.
Như vậy tổng cộng từ mã có 8 bít.
bo b1 b2 b3 b4 b5 b6 b7
b1 ữ b7: 7 bít mã hoá mức.
Độ dốc của các đoạn thẳng giảm dần theo tỷ lệ. Và trong hệ số khuyếch đại thì độ dốc là hệ số khuyếch đại. Vì vậy, nếu như tín hiệu đưa vào là X thì vùng tín hiệu lớn bị suy giảm đi, làm cho dải động của tín hiệu nhỏ lại. Hàm y gọi là nén dải động, đồ thị của hàm y là đặc tuyến nén dải động.
Trong thực tế sử dụng, sản xuất ra thiết bị sử dụng chức năng của hàm y gọi là thiết bị nén dải động. Sử dụng thiết bị nén dải động cho phép sử dụng thực hiện lượng tử hoá đều thay cho lượng tử hoá không đều.
y H 16 m cứ . 010 011 100 101 110 111 G C B D E F
IV: Mã HOá.
Là quá trình biến đổi tín hiệu từ tương tự thành tín hiệu số cụ thể biến đổi tín hiệu từ một Upam thành tín hiệu nhị phân biểu diễn giá trị biên độ của Upam gọi là tín hiệu số hay từ mã 8 bít.
1.Mã hoá trực tiếp.
Là đem Upam so sánh trực tiếp với các điện áp mẫu chuẩn (128 mức) và tận các từ mã tương ứng với mức chuẩn.
Có nhược điểm là tốc độ mã hoá chậm vì phải so sánh với tất cả các điện áp mẫu trong Upam.