BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CFI
Trong quá trình thực tập tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty cổ phần CFI, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán đã đi vào nền nếp; đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty hiện nay, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho Công ty quản lý, giám đốc được tài sản, tiền vốn của mình, từ đó xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ đảm bảo thực hiện đúng, đủ ngân sách. Những nhận xét trên được thể hiện cụ thể qua các mặt sau:
- Về tổ chức và luân chuyển chứng từ: Việc lập và luân chuyển chứng từ nói chung là khoa học hợp lý, không gây chồng chéo. Công ty sử dụng mọi hoá đơn, chứng từ theo đúng mẫu và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ khi làm bằng phương pháp thủ công có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, quan hệ đối chiếu số liệu được chặt chẽ. - Về kế toán hàng hoá: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán lưu chuyển hàng hoá, xuất nhập kho . Phương pháp này giúp cho việc phản ánh, ghi chép và theo dõi thường xuyên sự biến động của hàng hoá, không phụ thuộc vào kết quả kiểm kê.
- Việc ghi nhận doanh thu bán hàng ở công ty được kế toán thực hiện theo đúng nguyên tắc và phản ánh đầy đủ doanh thu, chi phí...tạo điều kiện tính toán chính xác kết quả bán hàng.
- Về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nói chung khá khoa hoc. Công ty đã sử dụng 2 bảng tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tổng hợp toàn bộ các chi phí phát sinh có liên quan, từ đó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác, chi tiết các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng của công ty.
Bên cạnh những ưu điểm đó tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả của công ty vẫn còn một số tồn tại cần phải được khắc phục:
- Thứ nhất : Hiện nay công ty chưa áp dụng phương pháp dự phòng phải thu khó đòi, một phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán. Trước đây, do công ty mới thành lập, khách hàng chủ yếu là các khách hàng nhỏ lẻ, nhưng hiện nay thương hiệu của công ty đã có một vị trí khá vững trên thị trường thì chắc chắn sẽ có những khách hàng mua với số lượng lớn và việc những khách hàng này nợ công ty là chuyện không thể tránh khỏi.
- Thứ hai: trong quá trình bán hàng có phát sinh các nghiệp vụ về chiết khẩu thương mại nhưng kế toán không hạch toán cho riêng tài khoản 521- chiết khấu thương mại mà trừ luôn doanh thu, điều này không đúng với chế độ kế toán mà cũng phản ánh đúng bản chất của việc ghi nhận doanh thu.
- Thứ ba: Về tổ chức công tác kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp: Kế toán công ty không hạch toán đầy đủ nội dung của 2 tài khoản này là trái với quy định chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó công ty không thực hiện việc phân bổ 2 khoản chi phí này cho hàng xuất bán, hàng còn tồn trong kỳ mà cuối kỳ hết kết chuyển toàn bộ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Do đó chưa tạo điều kiện để xác định kết quả từng hợp đồng cũng như chưa thể xác định thực lãi thực lỗ của từng mặt hàng.