I V V V V V X X X
b. Cách tính và kết quả:
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 201 0 2011 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
————————————
Câu 1.
a. Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
b. Vì sao giữa bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ có sự khác nhau?
Câu 2.
a. Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi trọc? Nêu mối quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất.
b. Con người có tác động như thế nào đến sự phân bố sinh vật? Cho ví dụ.
Câu 3.
a. Vì sao ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta ngoài việc chú ý đến sản xuất lương thực phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ?
b. Để sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá cần phải làm gì?
Câu 4.
a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
b. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội.
c. Nêu biện pháp giải quyết đối với cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
Câu 5.
Cho bảng số liệu về sản lượng than, dầu mỏ, điện trên thế giới thời kì 1950 – 2003.
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than (triệu tấn) 1820 2603 2936 3770 3387 5300
Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1052 2336 3066 3331 3904
Điện (tỉ Kwh) 967 2304 4962 8247 11832 14851
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ, điện trên thế giới thời kì 1950 – 2003.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp trên.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
b. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu của hai vùng này.
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………..………….. Số báo danh: …………... SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC ——————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT chuyên ————————————
Câu Nội dung Điểm
1 (1,5đ)
a. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất: - Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: - Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ:
+ Vùng vĩ độ thấp (gần xích đạo) có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt hấp thụ nhiều nên có nhiệt độ cao, chênh lệch thời gian chiếu sáng ít nên biên độ nhiệt thấp.
+ Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên có nhiệt độ thấp, chênh lệch thời gian chiếu sáng nhiều nên biên độ nhiệt cao.
- Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. + Lục địa thường hấp thụ nhiệt nhanh, phản xạ nhiệt nhanh nên nhiệt độ chênh lệch nhau lớn (biên độ nhiệt cao), hải dương thường hấp thụ nhiệt chậm, phản xạ nhiệt chậm nên nhiệt độ chênh lệch nhau nhỏ (biên độ nhiệt thấp).
- Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
(lên cao 100m giảm 0,60C) và thay đổi theo hướng sườn (nhưng chỉ ở tầm thấp).
b. Trong cùng một vĩ độ, giũa bờ đông và bờ tây của lục địa
nhiệt độ khác nhau do: ảnh hưởng của dòng biển nóng hoặc
dòng biển lạnh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5đ)
a. * Lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi núi trọc do: trọc do:
- Mất lớp phủ thực vật vì thế mất nguồn vật chất tạo mùn.
- Độ dốc nên khi mưa bị xói mòn rửa trôi (ví dụ vùng đất trống đồi trọc).
* Quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất: Độ phì cao phản ánh lượng mùn lớn, tính chất cấu tượng của đất tốt, giàu dinh dưỡng, nhiều nguyên tố vi lượng với cây trồng.
Học sinh phân tích đủ mới cho điểm tối đa.
b. Con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật:
0,25 0,25
0,5
- Tích cực: Con người mở rộng phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi (dẫn chứng).
- Tiêu cực: Con người làm thu hẹp diện tích rừng làm mất nơi sinh sống của động vật, làm tuyệt chủng nhiều loại động, thực vật.
0,25
3 (1,0đ)
a. Ở các nước đang phát triển ngoài việc chú ý sản xuất lương thực phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vì: thực phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vì:
- Chú ý đến sản xuất lương thực vì dân đông, đảm bảo đủ lương thực là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội, xuất khẩu,…
- Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vì: Công nghiệp và dịch vụ có giá trị thặng dư cao, bền vững, chủ động hơn so với nông nghiệp.
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đồng thời nó sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
b. Để nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá cần:
Hình thành các vùng chuyên canh vừa có sức sản xuất hàng hoá cao, ổn định; vừa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
0,25 0,25 0,25 0,25 4 (2,0đ)
a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%)
0 – 14 tuổi <25 >35
60 tuổi trở lên >15 <10
b. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.
* Dân số già:
- Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhiều thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.
- Khó khăn: Thiếu lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi người già lớn.
* Dân số trẻ:
- Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng động, nhạy bén trong tiếp thu khoa học kỹ thuật.
- Khó khăn: Gây sức ép đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống, thiếu kinh nghiệm trong SX, thiếu thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.
c. Biện pháp giải quyết.
* Đối với dân số già: Khuyến khích lập gia đình, sinh con và nhập khẩu lao động một cách hợp pháp.
* Đối với dân số trẻ: Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (2,0đ) a. Vẽ biểu đồ.
1950 = 100)Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143,0 161,3 207,1 186,1 291,2 Dầu mỏ 100 201,2 446,7 586,2 636,9 746,5 Điện 100 238,3 513,1 852,9 1223,6 1535,8
* Biểu đồ đồ thị gốc 100 (Nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
* Yêu cầu: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ; ghi đủ đơn vị, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ,...(Nếu thiếu 1 tiêu chí trừ 0,25 điểm).
b. Nhận xét.
- Than tăng chậm nhất (191,2%), riêng giai đoạn 1980 – 1990 giảm (21%).
- Dầu mỏ tăng liên tục (646,5%).
- Điện tăng liên tục và nhanh nhất (1435,8%).
1,0 0,25 0,25 0,25 6 (2,0đ)
a. Sự khác nhau về địa hình giữa hai vùng vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: và Tây Bắc: Vùng Đông Bắc Tây Bắc - Vị trí, giới hạn - Độ cao địa hình - Cấu trúc và hướng địa hình - Các dạng địa hình chính - Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Chủ yếu là núi thấp và trung bình. - Với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo. Hướng nghiêng TB – ĐN.
- Khu vực núi cao ở Thượng nguồn sông Chảy, các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, trung tâm là vùng đồi thấp.
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Cao nhất nước ta. - Hướng tây bắc – đông nam với 3 dải địa hình. - Phía đông là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, phía tây là dãy núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa là các dãy núi thấp xen các cao nguyên, sơn nguyên,…
Nếu học sinh nêu nguyên nhân khác nhau về độ cao là do ảnh hưởng yếu hoặc mạnh hơn của vận động Tân kiến tạo thưởng 0,25 điểm nếu điểm ý a chưa tối đa.
b. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của hai vùng:
- Địa hình hình thành các đai cao của khí hậu (dẫn chứng). - Tạo hiệu ứng phơn cho phía đông của các dãy núi.
- Hướng địa hình vùng Đông Bắc song song với hướng gió mùa đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc di chuyển nhanh hơn.
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
- Sườn đón gió mưa nhiều (dẫn chứng qua Atlat), gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc chậm hơn do dãy Hoàng Liên Sơn chắn.
---Hết---
ĐỀ SỐ 22:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Vì sao?
b. Phân tích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. Tại sao ở bán cầu Bắc nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến chứ không phải ở khu vực xích đạo?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. So sánh độ dài ngày và đêm ở một số vĩ độ theo bảng dưới đây:
Vĩ độ Ngày 22/6 (Hạ chí) Ngày 22/12 (Đông chí)
66033’ B 23027’ B
0 0 23027’ N 66033’ N
b. Kể tên các đới khí hậu theo trình tự từ xích đạo về cực? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
Câu 3. (3,0 điểm)
a. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố dân cư nước ta.
b. Trình bày ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa.
Câu 4. (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu:
Sản lượng lương thực của thế giới năm 1980 và 2003
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm
Cây lương thực 1980 2003
Lúa mì 444,6 557,3
Ngô 394,1 635,7
Các cây lương thực khác 324,7 243,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1980 và 2003.
b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: ………. Số báo danh: ………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm: 3 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
a. - Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như hiện nay. sự thay đổi mùa như hiện nay.
- Giải thích: vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay đổi, do đó sẽ không có sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nên không có sự thay đổi mùa.
b. Phân tích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí:
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng nhỏ. Nguyên
nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn.
* Ở bán cầu Bắc nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến chứ không phải ở khu vực xích đạo vì:
- Ở khu vực xích đạo chủ yếu là đại dương, phần lục địa chủ yếu là rừng. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25
- Khu vực chí tuyến:
+ Diện tích lục địa lớn (hoang mạc Xa-ha-ra).
+ Áp cao chí tuyến thống trị (gió mậu dịch hoạt động thổi từ lục địa ra nên tính chất khô, nóng). 0,25 0,25 Câu 2. (2,0 điểm)
a. So sánh độ dài ngày và đêm ở một số vĩ độ:
Vĩ độ Ngày 22/6 Ngày 22/12
66o33’ B Ngày dài 24 giờ (Ngày địa cực)
Đêm dài 24 giờ (Đêm địa cực) 23o27’B Ngày dài hơn đêm Ngày ngắn hơn đêm
0o Ngày và đêm có độ dài bằng nhau
Ngày và đêm có độ dài bằng nhau
23o27’ N Ngày ngắn hơn đêm Ngày dài hơn đêm 66o33’ N Đêm dài 24 giờ
(Đêm địa cực)
Ngày dài 24 giờ (Ngày địa cực)
b. Các đới khí hậu theo trình tự từ xích đạo về cực là: xích đạo, cận
xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
(Nếu thiếu từ 1 đến 3 đới cho 0,25 điểm, kể không đúng thứ tự không cho điểm).
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu: nhiệt đới (hoặc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vẫn cho điểm). nhiệt đới ẩm gió mùa vẫn cho điểm).
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 Câu 3 (3,0 điểm)
a. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư: cư:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tính chất của nền kinh tế (hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, nguồn nước…). - Lịch sử khai thác lãnh thổ (sớm hay muộn).
- Chuyển cư (số người chuyển đi, chuyển đến nhiều hay ít)
* Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta:
Dân cư nước ta phân bố không đều:
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25
+ Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi (dẫn chứng). + Không đều giữa các vùng đồng bằng với nhau (dẫn chứng).
+ Không đều giữa các vùng trung du, miền núi với nhau (dẫn chứng). + Không đều giữa nông thôn với thành thị (dẫn chứng).
b. Ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa:
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
- Chuyển dich cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4. (3,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ quy mô, cơ cấu:
- Tính bán kính (Quy mô):
Coi rnăm 1980 = 1 đơn vị bán kính
Ta có rnăm 2003 = = 1,14 đơn vị bán kính
- Tính cơ cấu:
Bảng cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1980 và 2003
(Đơn vị %) Năm Cây lương thực 1980 2003 Lúa mì 28,5 27,6 Lúa gạo 25,5 28,9 Ngô 25,2 31,5 Các cây lương thực khác 20,8 12,0
Nếu sai 1 số liệu cho 0,25 điểm, sai 2 số liệu trở lên không cho điểm
- Vẽ biểu đồ: hình tròn (các biểu đồ khác không cho điểm)
Yêu cầu: Vẽ bút mực, chính xác, tương đối đúng tỉ lệ bán kính, rõ ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, ghi chú, tên biểu đồ, năm.
(nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
b. Nhận xét:
- Quy mô sản lượng lương thực năm 2003 lớn hơn năm 1980. - Cơ cấu: 0,25 0,5 1,5 0,25 Tổng SL năm 2003 Tổng SL năm 1980
+ Tỉ trọng sản lượng giữa các loại cây lương thực không đồng đều (Dẫn chứng).
+ Cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 1980-2003 có sự chuyển dịch (Dẫn chứng). 0,25 0,25 ---Hết--- ĐỀ SỐ 23: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Vì sao khí hậu ở vùng Địa Trung Hải không mưa nhiều về mùa hạ mà lại mưa nhiều về mùa đông?
b. Trình bày hoạt động của gió fơn. Ở Việt Nam vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió fơn?