III. Hướng phát triển của du lịch Malaysia trong tương lai và liên hệ Việt Nam
1. Hướng phát triển của du lịch Malaysia
Malaysia đã và đang hoàn thành hành trình đưa du lịch thành khu vực mũi nhọn trong những năm tiếp theo. Đích thân Bộ trường Bộ du lịch Malaysia Datuk Seri Tengku Adan đã dẫn đoàn của Bộ du lịch nước này tổ chức cuộc hội đàm đa phương cũng như đi quảng bá du lịch Malaysia tới các nước xung quanh, trong đó có cả Việt Nam.
Họ sẽ tiếp tục khai thác nét đẹp văn hóa đa dạng phong phú của nhiều dân tộc tại Malaysia như một trong những điểm nhấn quan trọng của tương lai. Đây chính là yếu tố chính đưa Malaysia trở thành điểm đến của Châu lục cũng như trên thế giới, rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây trong những năm tiếp theo như một trong những sự kiện thường niên và được duy trì bền vững. Bên cạnh đó, khai thác vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của quần đảo Langkawi (môt quần thể bao gồm 104 hòn đảo), với những vịnh biển xanh êm đềm, cùng với các rừng nguyên sinh ngập mặn. Không chỉ nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác, Langkawi còn có nhiều rừng cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Họat động du lịch sinh thái tại một số nơi như Penang, Putrajaya là hướng đi mới của Malaysia, đặc biệt thành phố vườn thông minh Putrajaya đang được sự chú ý của nhiều du khách quốc tế với lối kiến trúc hiện đại pha lẫn truyền thống, nét thơ mộng hoang sơ, cũng như không gian tuyệt vời.
Slogan của du lịch Malaysia 2006 (Nguồn: vietnamnet.vn)
Để thu hút khách du lịch, chính phủ Malaysia đang xây dựng và hoàn thiện thủ đô Kuala Lumpur trở thành trung tâm mua sắm tâm cỡ quốc tế bằng việc cho ra mắt hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị lớn như Sungai Wangplaza, Midvalley Megamall, và KLCC. Bên cạnh vẻ đẹp tráng lệ, hiện đại và hào nhoáng nơi đây, du khách cũng bị cuốn hút bởi phong cách sống truyền thống của người dân. Ngoài thủ đô Kuala Lumpur Malaysia còn xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí và mua sắm khác trong đó tiêu biểu là quần thể vui chơi giải trí và mua sắm trên cao nguyên Genting cao trên 1900 mét so với mặt nước biển. Theo Bộ trưởng Du lịch Malaysia, các hoạt động xúc tiến du lịch của Malaysia trong những năm tiếp theo sẽ được tiến hành dựa trên các sản phẩm du lịch trọn gói đi kèm với dịch vụ và các sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng cao như các kỳ nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp chữa bệnh, hội thảo, mua sắm, ẩm thực, du lịch sinh thái
Chính phủ Malaysia Thực hiện các biện pháp, các chính sách ưu đãi đặc biệt, giảm thuế đối với nhiều mặt hàng gắn liền với ngành du lịch nước này. Đó là những đồ lưu niệm,
mặt hàng thủ công mỹ nghệ…Xu hướng ưu đãi này sẽ đem đến nhiều sự lựa chọn dễ dàng hơn cho du khách quốc tế đến với Malaysia. Trong những năm tiếp theo, ngành du lịch Malaysia sẽ chi ra con số lớn hơn 60 triệu USD cho họat động tuyên truyền, quảng bá du lịch trên truyền thông, đặc biệt là các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như họ đã làm trong những năm vừa qua.
Malaysia cũng sẽ nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đồ sộ của họ, như việc tăng các chuyến bay tới những thị trường du lịch tiềm năng mới phát triển như Việt Nam, giá vé máy bay và tour du lịch trọn gói sẽ giảm đáng kể. Hệ thống tàu điện và xe bus sẽ rất phù hợp với nhóm khách du lịch trung bình. Bên cạnh đó một số ngành dịch vụ đi kèm cũng sẽ được đảm bảo hoàn hảo với du khách từ ăn, nghỉ đến chăm sóc ý tế.
Pháo đài A'Famosa của người Hà Lan để lại đã gội mưa nắng gần 500 năm. (travellerspoint.com)
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và lãnh thổ khác trong khu vực gồm Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Hồng Kông là điều chính phủ Malaysia nói chung và Bộ du lịch nói riêng đang xúc tiến trong thời gian này và tương lai gần. Nó sẽ giúp Malaysia tăng lượng du khách và nguồn vốn đầu tư dồi dào. Mục tiêu phấn đấu đạt được trong tương lai của Malaysia trong năm 2007 kỉ niệm 50 năm giành độc là con số 20 triệu du khách quốc tế. Malaysia đang vươn tới mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch MICE của khu vực (Du lịch kết hợp với hội nghị, khen thưởng, hội thảo, triển lãm). Thị trường khách quốc tế tại Châu Âu cũng đang là thách thức và cơ hội đặt ra cho quốc gia này.