Bảng: Số lượng khách sạn của Malaysia qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đề án Tác động của du lịch tới phát triển kinh tế Malaysia (Trang 25)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 Số lượng khách sạn K. sạn 1.776 1.878 1.989 2.224 Số buồng Buồng 130.757 136.542 144.380 151.135 Tỷ lệ sử dụng của khách sạn % 58,6 57,9 53,3 60,8 (Nguồn: Bộ du lịch 2005)

Cùng với số lượng khách du lịch ngày càng đông thì các khách sạn, nhà hàng cũng thi nhau mọc lên thu hút được nhiều lao động với các công việc như dọn dẹp, lễ tân, nấu nướng. Để thu hút khách du lịch, Malaysia cũng cho xây dựng hàng loạt khu mua sắm

hàng hóa và bán với giá rẻ. Khách du lịch vì vậy cảm thấy rất thích thú và bị cuốn hút. Ngoài ra, Malaysia có một quần thể vui chơi, giải trí trên cao nguyên Gentinh cao 2000m so với mặt nước biển. Tại đây, du khách có thể được giải trí, nghỉ ngơi, vì vậy nó mang một sức hút rất lớn.

- Quá trình phát triển không ngừng của hệ thống giao thông vận tải đem đến số lượng công ăn việc làm lớn cho những công dân tại đây. Hơn 15 triệu khách du lịch đến Malaysia một năm là do cơ sở hạ tầng đường bộ, đường không. Đặc biệt, đường không được chú trọng nhất và tao nhiều công ăn việc làm nhất cho người dân. Năm 2007, hãng hàng không Quốc gia - Malaysia Airline đã có tới 51 máy bay để phục vụ khách du lịch và giảm giá vé một loạt các chuyến bay. Các chính sách đó đã giúp cho các hoạt động giao thông tấp nập hơn, thu hút khách nhiều hơn và ngày càng mở rộng hoạt động hơn. Vì vậy, đây cũng là một lĩnh vực đòi hỏi một lượng lao động đông đảo. Chế độ đào tạo lao động tại Malaysia luôn được đánh giá rất cao, phục vụ ở bất cứ khu vực nào, đơn giản hay phức tạp, từ những người lái taxi, bán hàng tại các trung tâm mua sắm đều hiểu biết và thực hiện nguyên tắc lịch sự, thân thiện đối với du khách.

Mỗi dịch vụ phát triển phục vụ cho du lịch đều cần đến lao động. Người lao động có thể làm việc với nhiều hình thức khác nhau và cũng có nhiều công việc khác nhau. Những dịch vụ này càng phát triển thì càng giảm bớt được tình trạng thất nghiệp của người dân. Mặc dù với mỗi một địa điểm, một loại hình du lịch đòi hỏi một mức độ phục vụ khác nhau nhưng hầu hết chúng đều cần đến nguồn nhân lực dồi dào. Thậm chí một số khu vực lao động đơn giản của Malaysia còn thiếu lao động và phải nhập khẩu từ nước khác.

Tận dụng được những điểm mạnh hay ưu thế của đất nước về tài nguyên du lịch, Chính phủ đã ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Du lịch phát triển kéo theo một loạt các dịch vụ liên quan cũng thay đổi từ đó làm thay đổi kết cấu và thành phần nguồn lao động. Hiện nay, kết cấu lao động của Malaysia đang có xu hướng giảm dần ở nông nghiệp và tăng mạnh mẽ ở công nghiêp, du lịch và dịch vụ. Trong đó, du lịch đã đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân, vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

► Du lịch tác động đến y tế, giáo dục:

Du lịch góp phần rất lớn đến việc quảng bá hình ảnh của đất nước Malaysia trên trường quốc tế, và cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao nền giáo dục và y tế ở đất nước này. Khách du lịch đến với Malaysia ngày một nhiều hơn, con người ở đây cần phải có một nền tảng giáo dục vững chắc, một sức khỏe tốt, để có thể tiếp nhận một số lượng khách du lịch lớn hàng năm.

- Từ khi có sự phát triển của du lịch, đi kèm với đó là sự gia tăng không ngừng của những trường đại học quốc tế và những trường cao học. Hiện nay, có đến hơn 50.000 du học sinh đang sinh sống và học tập ở Malaysia. Có một sự bổ sung thú vị ở đây, những du học sinh học tập ở đây, họ còn đi làm để kiếm thêm thu nhập, và vào những kỳ nghỉ, những du học sinh này còn đón bố mẹ và gia đình sang đây du lịch. Như vậy, nhờ có du lịch, mà giáo dục phát triển, và ngược lại, giáo dục cũng góp phần làm tăng trưởng du lịch. Du lịch đi kèm với giáo dục còn trở nên phổ biến với những hình thức qua lại giữa các trường với nhau, họ gửi những học sinh ưu tú của mình, đến đất nước Malaysia, và

ngược lại, để học hỏi những kiến thức và những kỹ năng không có hoặc còn thiếu ở đất nước mình.

Biểu đồ 11: Chỉ số giáo dục của các nước Biểu đồ 12: Chỉ số tiềm năng con người

(Nguồn: Tổng cục du lịch)

Trên đây là 2 bảng số liệu nói về tình hình phát triển nền giáo dục ở Malaysia trong 10 năm, và được so sánh với những nước NICs, từ 1990 đến 2000. Có thể thấy được, chỉ số tiếm năng con người (HRR) đã tăng đáng kể, và ở năm 2000 đã gần bắt kịp với Hàn Quốc, một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu châu Á. Cho thấy được tiềm năng và sự phát triển vượt bậc của Malaysia trong 10 năm cuối của thế kỷ 20.

- Y tế cũng là một phần không thể thiếu nếu muốn phát triển du lịch, du khách không thể yên tâm đến những đất nước đang có một dịch bệnh hoành hành, họ chỉ đến những đâu có một cơ sở vật chất về y tế thật hoàn thiện, để khi có bất cứ một sự biến đổi nào trong sức khỏe, họ sẽ không phải lo lắng. Còn một nguyên nhân nữa, đó là khi y tế phát triển, những công dân không có sức khỏe tốt ở những nước có nền y tế chưa phát triển, sẽ đến với Malaysia cũng mục đích chữa bệnh. Vì vậy, mà y tế là ngành có sự phát triển mạnh mẽ nhất đi kèm với sự phát triển của du lịch. Kể từ năm 1999, y tế đã đóng góp những nguồn thu khổng lồ cho GDP Malaysia. Năm ngoái (2006), số lượt du khách đến Malaysia với mục đích chữa bệnh vào khoảng 296.687 lượt người, và đã thu về 32,8 triệu USD. Đi kèm với đó, còn phải nói đến sự phát triển của hệ thống bệnh viện tư nhân, đó là kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chính phủ Malaysia, một phần trong việc phát triển du lịch Malaysia mà Ủy ban phát triển du lịch Malaysia đã đề xuất thực hiện với chính phủ vào đầu những năm 90 của thế kỉ 20. Điều này đã góp phần thúc đẩy nền tảng chất lượng nói chung của hệ thống Y tế

Malaysia. Những bệnh viện tư nhân mang đến phong cách làm việc chuyên nghiệp và có hệ thống tổ chức cao hơn những bệnh viện do khu vực nhà nước cũng cấp

Điều đặc biệt hơn cả, các bệnh viện đều có đội ngũ làm marketing rất chuyên nghiệp. Họ không chỉ khám chữa bệnh cho người bản địa mà còn chào mời các nước lân cận như Thái Lan, Indonesia và cả Việt Nam. Được biết: Malaysia còn vươn tới mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch chữa bệnh của khu vực. Chính vì vậy, mà các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện ở đây không bỏ lỡ cơ hội do ngành du lịch đem lại. Hàng loạt bệnh viện đều được đầu tư nâng cấp và còn liên kết với các cơ sở y tế khác ở Thái Lan, Singapore để chăm sóc sức khoẻ cho du khách.

►►Tóm lại, ngành kinh tế du lịch của Malaysia đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia này. Nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tổng thu nhập từ du lịch càng ngày càng tăng lên với nguồn thu ngoại tệ lớn, hay thu nhập bình quân đầu người cao. Đấy là sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế còn mục tiêu cuối cung cần phải đạt được đó là sự thay đổi cả về mặt chất: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và nâng cao các chỉ tiêu về xã hội. Du lịch Malaysia đã đang và sẽ thúc đẩy, hoàn thiện các mục tiêu của phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đề án Tác động của du lịch tới phát triển kinh tế Malaysia (Trang 25)