Ảnh hưởng của môi trường tới quản trị nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 30 - 31)

- Đối với người lao động:

1.2.7.Ảnh hưởng của môi trường tới quản trị nguồn nhân lực.

Mi = M1 x K

1.2.7.Ảnh hưởng của môi trường tới quản trị nguồn nhân lực.

Việc quản lý nguồn nhân lực tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường mà doanh nghiệp, một tổ chức đang phải đương đầu.

Môi trường ở đây được đề cập thành 3 mức độ.

Môi trường vĩ mô: gồm có

- Các yếu tố kinh tế: Như là chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh, xu hướng của GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, mức độ thất nghiệp, tiền lương, cán cân thanh toán …

- Các yếu tố luật lệ của Nhà Nước: Các doanh nghiệp được bình đẳng nhau trên khía cạnh pháp luật, được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, phải tuân thủ những quy định của pháp luật thuê mướn lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, bảo vệ môi trường …

- Các yếu tố văn hoá xã hội: Đó là xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống cộng đồng, kinh doanh, lao động ngữ …

- Các yếu tố tự nhiên: Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến công chúng cũng như doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.

- Yếu tố công nghệ: có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp

nhất định.

Môi trường tác nghiệp: Bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.

Môi trường nội bộ: Bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp như: nguồn nhân lực, chính sách và chiến lược của doanh nghiệp, sản xuất, tài chính, marketing, nề nếp tổ chức …

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 30 - 31)