Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là : S quổ ỹ
-Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in có sẵn quan hệ đối ứng tài khoản chi tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập BCTC.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ (NKCT)
- Bảng kê. - Sổ cái.
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
Trong hình thức NKCT có 10 NKCT được đánh số thứ tự từ NKCT số 1 đến NKCT số 10. Căn cứ để ghi chép NKCT là các chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết , bảng kê và bảng phân bổ.
Bảng kê có 10 bảng kê được đánh số thứ tự từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 ( không có bảng kê số 7 ). Bảng kê đựơc sử dụng trong các trường hợp khi các chỉ tiêu kế toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên các NKCT được, khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết đựơc ghi vào bảng kê, cuối tháng số liệu tương ứng của bảng kê sẽ được chuyển vào NKCT liên quan.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý.Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy đựơc từ NKCT ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng lấy được từ các NKCT liên quan.
Sổ cái chỉ đựơc ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT đựơc thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ
Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê
Ghi chú : : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra.
Qua sơ đồ trên ta thấy: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã đựơc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần và mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT liên quan.
Cuối tháng khoá sổ cộng các số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái.
Như vậy qua quá trình nghiên cứu chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta đã hiểu được tầm quan trong của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nguyên tắc kế toán cùng các hình thức kế toán mà các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng trong quá trình kế toán của mình. Đó chính là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung, còn sau đây em xin trình bày thực tế công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ tại Nhà Máy Cán Thép Thái Nguyên.